Mổ xẻ khoản lỗ 3,2 tỷ USD của WeWork trước thềm niêm yết thông qua Spac

24/03/2021 18:58
Năm ngoái, WeWork lỗ 3,2 tỷ USD vì đóng cửa các co-working space trên toàn thế giới do Covid-19, công ty đã tiết lộ điều này trong một cuộc gọi vốn với giá 1 tỷ USD và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tài liệu gửi các nhà đầu tư tiềm năng mô tả khoản lỗ này đã được thu hẹp so với 3,5 tỷ USD vào năm 2019 do WeWork cắt giảm chi tiêu vốn từ 2,2 tỷ USD trong năm 2019 xuống chỉ còn 49 triệu USD năm 2020.

Các báo cáo cho thấy tỷ lệ lấp đầy trong danh mục đầu tư toàn cầu của Wework đã giảm xuống 47% vào cuối năm 2020. Trước khi xảy ra đại dịch, con số này là 72%.

Các tài liệu về "Project Windmill" cho thấy WeWork đang muốn niêm yết cổ phiếu công khai với mức định giá 9 tỷ USD bao gồm cả nợ, thông qua việc sáp nhập với một Spac (công ty mua lại có mục đích đặc biệt).

WeWork đang thảo luận với BowX Acquisition - một công ty "séc trắng" đã huy động được 420 triệu USD vào tháng 8. BowX được cựu ngôi sao bóng rổ Shaquille O’Neal làm cố vấn và được điều hành bởi Vivek Ranadivé - người sáng lập tập đoàn phần mềm Tibco có trụ sở tại California.

Để bù đắp phần còn lại của 1 tỷ USD mà WeWork muốn huy động, hai bên đang hướng tới việc sắp xếp các nhà đầu tư tổ chức để đảm bảo thỏa thuận.

Niêm yết WeWork sẽ là một dấu hiệu cho thấy Spac đã thay đổi khẩu vị của nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp từng gặp khó khăn trong việc niêm yết cổ phiếu. Định giá công ty này đang thấp hơn nhiều so với mức giá IPO đã bị hủy bỏ cách đây hai năm.

WeWork xem mình như một “nền tảng công nghệ bất động sản trên toàn thế giới”, “nền tảng ít tài sản quản lý, nhà điều phối không gian linh hoạt”.

Các dự báo trong tài liệu bao gồm tỷ lệ lấp đầy sẽ phục hồi nhanh chóng lên 90%, cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch; EBITDA 485 triệu USD vào năm tới. 

Một nhà đầu tư bày tỏ sự nghi ngờ về các dự báo của công ty trong đó chỉ tiêu doanh thu sẽ tăng từ 3,2 tỷ USD năm ngoái lên 7 tỷ USD vào năm 2024.

Các dự báo tài chính như vậy không được đưa vào các tài liệu IPO truyền thống vì rủi ro về trách nhiệm pháp lý nhưng WeWork sẽ không phải tuân theo những hạn chế đó khi hợp nhất với Spac.

Không có gì đảm bảo rằng WeWork cuối cùng sẽ đồng ý hợp nhất với BowX. Công ty có thể tổ chức các cuộc thảo luận với các bên khác về nguồn tài chính thay thế.

Tháng 1/2019, WeWork huy động được tiền từ SoftBank, nhà đầu tư lớn nhất, qua đó đạt mức định giá 47 tỷ USD. Công ty cho thuê văn phòng trở thành "kỳ lân" giá trị nhất lèo lái làn sóng vốn tư nhân. 

Nhưng những kỳ vọng về Wework đã sụp đổ khi công ty chuẩn bị cho đợt IPO vào mùa hè năm 2019 thời điểm các nhà đầu tư để ý đến việc chi tiêu vô tội vạ, thua lỗ kỷ lục và hành vi bất thường của người đồng sáng lập Adam Neumann.

SoftBank đã tham gia với một khoản tài trợ giải cứu hàng tỷ USD sau khi IPO sụp đổ vào cuối năm 2019 để giúp Wework ngăn chặn nguy cơ phá sản, điều mà các giám đốc vào thời điểm đó tỏ ra e ngại. Nhà đầu tư Nhật Bản đã bổ nhiệm giám đốc điều hành của SoftBank, Marcelo Claure làm Chủ tịch điều hành WeWork và vào tháng 2 năm ngoái. Công ty sau đó đã bổ nhiệm Sandeep Mathrani làm giám đốc điều hành mới, giao nhiệm vụ cho ông phải cắt giảm chi phí kinh doanh.

Thỏa thuận với BowX đã được thực hiện một phần vào tháng trước nhờ việc giải quyết tranh chấp pháp lý giữa SoftBank và các nhà đầu tư WeWork.

Theo thỏa thuận, SoftBank đã đồng ý mua 1,5 tỷ USD cổ phiếu từ Neumann, các nhà đầu tư WeWork trước đó bao gồm công ty đầu tư mạo hiểm Benchmark và các nhân viên.

Khoản lỗ 3,2 tỷ USD trong các tài liệu của “Project Windmill" không bao gồm hoạt động kinh doanh của WeWork tại Trung Quốc, công ty đã bán phần lớn cổ phần của mình tại đây vào tháng 9.

WeWork và SoftBank từ chối bình luận về vấn đề này.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
52 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
5 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.