"Mổ xẻ" những điểm thú vị về sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng người Việt thời kinh tế giãn cách

30/07/2021 10:16
Các số liệu mới nhất đã chỉ ra, trong giai đoạn giãn cách xã hội, tâm lý người tiêu dùng là yếu tố tác động rất lớn đến giá cả các loại mặt hàng trong nền kinh tế.

Tăng tích trữ lương thực, thực phẩm, nhưng lại giảm ăn... thịt lợn?

Theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng 7 tăng 0,67% so với tháng trước. Tuy nhiên, mức tăng của các nhóm hàng lại có sự khác biệt.

Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 7/2021 tăng 0,36% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá gạo tăng 0,22% (khu vực thành thị tăng 0,12%; khu vực nông thôn tăng 0,3%) chủ yếu do các tỉnh miền Trung và miền Nam do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm nhu cầu tiêu dùng và dự trữ gạo của người dân tăng. 

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn cách xã hội, người dân hạn chế tối đa ra ngoài, nhu cầu dự trữ hàng hóa và ăn uống tại nhà nhiều hơn nên nhu cầu thực phẩm thiết yếu, rau tươi, sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh tăng cao, theo đó chỉ số giá nhóm thực phẩm tháng 7/2021 tăng 0,95% so với tháng trước.

Mổ xẻ những điểm thú vị về sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng người Việt thời kinh tế giãn cách - Ảnh 1.

Giá thịt gia cầm tăng 1,07% so với tháng trước do giá thức ăn chăn nuôi tăng. Giá trứng các loại tăng 6,34% so với tháng trước do nhu cầu của người dân tăng cao trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Giá thủy sản tươi sống tăng 1,19% so với tháng trước do các tàu thuyền khai thác thủy sản trong tháng hoạt động hạn chế. 

Giá rau tươi, khô và chế biến tăng 6,86% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng tăng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, một số chợ đầu mối tạm ngừng hoạt động, nguồn rau về chợ bán lẻ giảm tại một số địa phương đã đẩy giá rau tăng so với tháng trước. Trong tháng, giá rau bắp cải tăng 17,8% so với tháng trước; cà chua tăng 12,34%; đỗ quả tươi tăng 8,73%; rau dạng củ, quả tăng 11,66%; rau tươi khác tăng 4,65%…

Đáng ngạc nhiên là trong bối cảnh đại dịch, giá thịt lợn lại giảm 1,5% so với tháng trước (làm CPI chung giảm 0,05 điểm phần trăm). Giá thịt lợn giảm do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nhiều nhà hàng, quán ăn, trường học phải đóng cửa làm cho mức tiêu thụ mặt hàng thịt lợn giảm trong khi nguồn cung thịt lợn tăng. Theo đó, giá thịt quay, giò, chả tháng 7 giảm 0,39% so với tháng trước; mỡ động vật giảm 4,26%.

Giá quả tươi và chế biến giảm 0,23% so với tháng trước do nguồn cung tăng khi đang vào mùa thu hoạch, trong khi xuất khẩu trái cây và vận chuyển giữa các địa phương khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bên cạnh đó lượng khách du lịch giảm mạnh đã ảnh hưởng tới tiêu thụ trái cây thông qua du lịch. Theo đó, giá chuối tháng 7/2021 giảm 0,43% so với tháng trước; quả có múi giảm 1,3%; táo giảm 0,36%.

Chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tháng 7/2021 tăng 0,11% so với tháng trước, trong đó uống ngoài gia đình tăng 0,27% do thời tiết nắng nóng nhu cầu đồ uống tăng cao; thêm vào đó do dịch bệnh diễn biến phức tạp, các hàng ăn chủ yếu được phép bán đồ ăn mang đi nên giá đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,15%.

Giá điện, gas tăng cao nhưng không hẳn là vì ở nhà nhiều

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 7/2021 tăng 0,88% so với tháng trước chủ yếu do các nguyên nhân sau:

– Giá điện sinh hoạt tăng 3,38% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm) do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng cao.

– Giá dầu hỏa tăng 7,23% so với tháng 6/2021 do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 26/6/2021, 12/7/2021 và 27/7/2021 làm giá dầu hỏa tăng 340 đồng/lít so với tháng trước.

– Giá gas tăng 7,77% so với tháng trước do từ ngày 01/7/2021, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 30.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 92,5 USD/tấn (từ mức 527,5 USD/tấn lên mức 620 USD/tấn).

Ở chiều ngược lại, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,25% so với tháng trước do giá thép, giá cát, giá xi măng đã tăng cao ở các tháng trước, tháng 7 có dấu hiệu giảm giá khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhu cầu vật liệu xây dựng và dịch vụ sửa chữa nhà ở giảm.

Dọn dẹp nhiều và mua đồ bếp núc nhiều hơn

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng 7/2021 tăng 0,06% so với tháng trước, tập trung chủ yếu tại một số địa phương dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong đó giá xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,16%; giá lò vi sóng tăng 0,56%; ấm phích nước điện tăng 0,43%; bếp ga tăng 0,12%; quạt điện tăng 0,14%; máy xay sinh tố tăng 0,03%. Ở chiều ngược lại, giá giường, tủ, bàn ghế giảm 0,03% so với tháng trước; thảm, tấm trải sàn giảm 0,03%.

Sức khỏe là trên hết

Chỉ số giá thuốc và dịch vụ y tế tháng 7 tăng nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do dịch Covid-19 diễn biến nhanh và phức tạp nên nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch tăng, trong đó giá nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 0,27%; thuốc chống dị ứng tăng 0,19%; thuốc chống nhiễm, điều trị ký sinh trùng tăng 0,12%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,08.

Giá "bay", khách sạn giảm giữa mùa du lịch

Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 7/2021 tăng 2,36% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới, cụ thể giá xăng tăng 7,08%, dầu diezen tăng 6,97% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá vào ngày 26/6/2021, 12/7/2021 và 27/7/2021. Ở chiều ngược lại, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không trong tháng giảm 4,87% so với tháng trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người dân hạn chế đi lại.

Mổ xẻ những điểm thú vị về sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng người Việt thời kinh tế giãn cách - Ảnh 2.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng 7 cũng giảm 0,1% so với tháng trước, chủ yếu do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nên người dân hạn chế đi du lịch làm cho giá dịch vụ du lịch trọn gói tháng 7/2021 giảm 0,05% so với tháng trước; giá khách sạn, nhà khách giảm 0,41%. 


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.526.764 VNĐ / tấn

80.80 USD / lbs

0.34 %

+ 0.28

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
9 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
10 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.