Modern Diplomacy: Việt Nam là ngoại lệ không chỉ trong giai đoạn Covid-19

06/02/2021 17:14
Trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều dấu ấn vượt bậc. Theo Modern Diplomacy, tăng trưởng 6,2% vào năm 2016 với 2 động lực chính là công nghiệp và xây dựng đã tạo đà thăng hoa cho nền kinh tế trong những năm sau đó.

Những kết quả nổi bật trên đã góp phần tạo ra một "sân chơi" bình đẳng, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân tại Việt Nam. Đến năm 2019, nhu cầu nội địa cũng như sản xuất theo hướng xuất khẩu đã gia tăng mạnh mẽ. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2019, thế giới cùng lúc đã trải qua nhiều suy thoái. Thế nhưng Việt Nam lại là một ngoại lệ.

Thậm chí trong suy thoái do đại dịch, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt 2,9%, là một trong những con số cao nhất khu vực châu Á. Tổng sản phẩm quốc nội từ 200 tỷ USD đã tăng lên 300 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người vào khoảng 2.100 USD năm 2016 đến nay đạt gần 2.700 USD. Như vậy, chỉ trong 5 năm, GDP và thu nhập bình quân đầu người tăng gần 33%.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam đã thực hiện rất tốt trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng Covid-19 và đang trên đà phục hồi. Thặng dư thương mại cùng dự trữ ngoại hối đang gia tăng. Những tổn thất do du lịch quốc tế và lượng kiều hối giảm mạnh cũng được bù đắp bằng xuất khẩu tăng mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng năm 2021 đạt 6,7% cùng với tỷ lệ lạm phát duy trì ổn định ở mức 3,8%.

Đặc biệt, khi đang phải chống chịu hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cho thấy khả năng vực dậy mạnh mẽ để trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á, cũng như điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Việt Nam đã cho thấy nhiều nỗ lực thúc đẩy năng suất và cải cách thể chế nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Thông qua việc tăng thuế môi trường cùng nhiều nỗ lực khác, nợ công đã giảm xuống còn 55% từ mức 60% vào cuối năm 2016, đồng thời minh bạch trong quản lý thuế được thúc đẩy.

Những quyết tâm của Chính phủ đã tạo ra các điều kiện thị trường thuận lợi và sự linh hoạt trong chính sách tỷ giá hối đoái. Các biện pháp tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại được thực hiện và đảm bảo giá tiền đồng dao động trong biên độ hẹp. Nhờ vậy, Việt Nam có thể gia tăng dự trữ ngoại hối và ổn định nền kinh tế trước mọi biến động tiền tệ.

"Với 55% dân số trong độ tuổi lao động trẻ và tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng, Việt Nam đang cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn", Modern Diplomacy kết luận.

Tin mới

Phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho trẻ sơ sinh, bà bầu thu lợi gần 500 tỉ đồng
6 giờ trước
Cơ quan chức năng xác định các bị can đã tiêu thụ sữa giả dành cho phụ nữ có thai, trẻ sinh non… ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
7 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
VinFast bất ngờ điều chỉnh giá bán nhiều mẫu ô tô điện: VF 6 thấp nhất 694 triệu đồng, thêm nhiều trang bị xịn xò đáng tiền
7 giờ trước
VinFast công bố chính sách giá bán mới cho các dòng ô tô điện, áp dụng từ cuối tháng 4/2025.
Đây là cách OPPO Find N5 phá tan khoảng cách giữa laptop và smartphone
8 giờ trước
Mỏng như smartphone, “mạnh” như laptop - OPPO Find N5 đang mở ra một cách tiếp cận mới cho người dùng hiện đại khi làm việc linh hoạt mọi lúc mọi nơi.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
9 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.

Tin cùng chuyên mục

Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
10 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
13 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
15 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
1 ngày trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.