Các chuyến vận tải hàng hóa xuất phát từ các cảng có lưu lượng hàng qua lại nhiều nhất ở Mỹ cho thấy thời gian nhàn rỗi ở các cảng này tăng mạnh. Trái lại, lượng hàng tồn đọng trên các tàu container đầu gần Singapore hiện nay cao hơn 10,5 điểm % so với lúc bình thường. Những sự mất cân bằng đó đang góp phần đẩy giá lương thực trên toàn cầu nói riêng và lạm phát nói chung gia tăng ở khắp nơi trên thế giới.
Trớ trêu thay, lạm phát cao như vậy nhưng những ngân hàng như Ngân hàng trung ương Anh hay Ngân hàng trung ương Na Uy đều phải ‘đứng yên’ mà không thể làm gì khác.
Tại Mỹ, số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 10 cao hơn nhiều so với dự báo, và tuần này Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - ngân hàng trung ương của nước này – đã quyết định bắt đầu giảm bớt việc mua trái phiếu. Các ngân hàng trung ương Séc và Ba Lan đã tăng lãi suất để chống lại lạm phát gia tăng, trong khi Ngân hàng Trung ương Anh và Na Uy chỉ có thể ‘khoanh tay đứng nhìn’.
Dưới đây là một số biểu đồ của Bloomberg cập nhật trong tuần này về những diễn biến mới nhất của nền kinh tế toàn cầu:
MỸ
Thị trường lao động đã đi đúng hướng, với số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 10 cao hơn dự kiến, đạt 531.000. Dữ liệu này tạo thêm một mảnh ghép vẽ nên một bức tranh thị trường việc làm tươi sáng hơn so với những điều mà giới phân tích và kinh doanh dự đoán, trong bối cảnh các biện pháp chống Covid-19 được nới lỏng dần và mức lương tăng lên giúp các nhà tuyển dụng lấp đầy những’khoảng trống’ trên thị trường nhân lực lao động, đẩy số việc làm mới tăng lên gần cao kỷ lục. Dữ liệu việc làm cũng cho thấy quyết định của Fed tuần này - bắt đầu giảm bớt tốc độ mua trái phiếu, đã áp dụng trong suốt giai đoạn đại dịch, và giữ lãi suất (chi phí cho vay) ở mức thấp gần 0 – có căn cứ hợp lý.
Số việc làm mới ở Mỹ tháng 10 tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Giá phân bón tăng mạnh
Giá phân bón tăng chóng mặt do giá đốt tự nhiên tăng cao buộc một số nhà máy sản xuất ở châu Âu phải tạm dừng hoặc cắt giảm sản lượng. Giá phân bón tăng quá cao đang làm dấy lên lo ngại rằng nông dân có thể giảm mua phân bón, hoặc điều chỉnh cơ cấu cây trồng sang tăng cường trồng những loại cây cần ít dinh dưỡng. Sản lượng một số nông sản giảm có thể khiến giá những nông sản đó tăng cao, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát giá lương thực.
Giá phân bón ở Bắc Mỹ cao kỷ lục.
Lãng phí thời gian
Tình hình vận chuyển hàng hóa xung quanh các cảng vốn nổi tiếng ‘bận rộn’ nhất của Mỹ hiện nay cho thấy thời gian nhàn rỗi đang tăng cao – một dấu hiệu khác của sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng (có nơi quá đông tàu bè, có nơi quá vắng), gây tổn thất cho các trung tâm vận tải của Mỹ.
Tính đến thời điểm hiện tại, số thời gian nhàn rỗi trung bình ngày của mỗi chiếc xe tải ở các khu vực quanh các cảng biển lớn của Mỹ đã tăng lên cao hơn mức 21,5 giờ của năm 2020 và 17 giờ của năm 2019.
Thời gian nhàn rỗi của hệ thống vận tải xung quanh các cảng Los Angeles và New York/New Jersey
CHÂU ÂU
Các nhà hoạch định chính sách của Séc và Ba Lan tuần này tiếp tục tăng chi phí đi vay (lãi suất), nhưng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) từ chối hành động tương tự khi quyết định giữ nguyên lãi suất, trái ngược với dự đoán của thị trường.
Mức điều chỉnh lãi suất (điểm cơ bản) của các ngân hàng trung ương.
Ngân hàng trung ương Séc đã tăng chi phí đi vay thêm 125 điểm cơ bản lên 2,75% - mức cao nhất trong gần 1/4 thế kỷ, trong khi Thống đốc ngân hàng trung ương Ba Lan cam kết sẽ làm "bất cứ điều gì cần thiết" sau khi ngân hàng trung ương nước này tăng lãi suất tham chiếu thêm 75 điểm cơ bản lên 1,25%. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Tây Âu tuần này tỏ ra do dự hơn: Ngân hàng Trung ương Anh đã bất chấp kỳ vọng của thị trường bằng cách giữ nguyên lãi suất. Na Uy cũng có động thái tương tự, nhưng cho biết họ đang trên lộ trình tăng lãi suất vào cuối năm.
CHÂU Á
Virus biến thể Delta
Tính đến thứ Tư (3/11), đợt bùng phát virus biến thể Delta ở Trung Quốc đã lan ra 19 trong số 31 tỉnh, thành phố, mức lây lan rộng nhất mà quốc gia này từng chứng kiến kể từ khi dập tắt đợt bùng phát lần đầu tiên ở Vũ Hán vào cuối năm 2019. Chủng virus Delta dễ lây lan hơn nhiều so với các chủng virus trước đây, buộc Bắc Kinh phải mạnh tay đưa chống lại virus theo những biện pháp ngày càng làm gián đoạn các hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Một đợt bùng phát lớn cũng đang gia tăng ở châu Âu khi nhiệt độ lạnh hơn dẫn đến việc mọi người đi ra ngoài đường nhiều hơn trước đây.
Trung Quốc đại lục có nguy cơ bùng phát đợt dịch Covid-19 nặng nề nhất kể từ sau đợt dịch đầu tiên ở Vũ Hán (dữ liệu tổng hợp từ ngày 18/10 đến 3/11).
Lương thực trở nên đắt đỏ hơn
Chính phủ Trung Quốc đại lục đã phải kêu gọi các chính quyền địa phương tìm cách đảm bảo có đủ lương thực cung cấp cho nhân dân trong mùa đông và khuyến khích người dân tích trữ một số nhu yếu phẩm do dịch Covid-19 tái bùng phát, ngày càng lan rộng, giữa bối cảnh thời tiết lạnh giá, mưa nhiều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, và thậm chí có thể gia tăng căng thẳng với Đài Loan (Trung Quốc).
Giá rau bán buôn ở Trung Quốc tăng vọt trong tháng này (Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc)
CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI
Lạm phát ở Nga kéo dài từ nhiều tháng nay, tháng 10 tiếp tục tăng, gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nga trong việc sẽ tăng lãi suất trong tháng 12. Giá tiêu dùng ở nước này tăng 8,1% trong tháng 10, mức cao nhất kể từ đầu năm 2016 và cao hơn mức dự báo trung bình 8% của các nhà phân tích do Bloomberg khảo sát. Giá thực phẩm tăng 10,1%, và chỉ số lạm phát cốt lõi cũng tăng.
Lạm phát ở Nga tiếp tục tăng bất chấp việc tăng lãi suất (Nguồn: Ngân hàng Nga, Bộ Kinh tế, VTB)
THẾ GIỚI
Cuộc khủng hoảng lớn nhất trong số vô vàn cuộc khủng hoảng trong năm 2021 vẫn đang ngày càng tồi tệ. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng của thế giới diễn ra khắp các cảng biển ở khắp nơi trên thế giới.
Trong ngành dịch vụ và công nghiệp, các ‘đồng hồ đo’ cho thấy sự thiếu hụt nguồn cung ở Mỹ (Nguồn: Bloomberg Economics, ISM, BLS, Cục điều tra dân số).
Năm ngoái, nền kinh tế toàn cầu chững lại. Năm nay, kinh tế đã hồi phục trở lại, dẫn tới sự tắc nghẽn nghiêm trọng nhất trong lịch sử logistics toàn cầu. Các chỉ số mới của Bloomberg Economics cho thấy tình trạng tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng, cho thấy sự ‘thất bại’ của thế giới trong việc tìm ra giải pháp khắc phục nhanh chóng và tại một số khu vực.
Phản ứng dây chuyền
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng của thế giới đang diễn ra từ cảng này sang cảng khác (Các cảng có tắc nghẽn cao nhất, tỷ lệ tàu container chờ so với tàu trong cảng, được hiển thị bằng màu cam. Dữ liệu vào ngày 5 tháng/11).
Tham khảo: Bloomberg, Reuters