Mối đe dọa thầm lặng của coronavirus: Sự phụ thuộc của Mỹ vào dược phẩm và thiết bị y tế Trung Quốc

16/02/2020 11:02
Ngày nay, khoảng 80% dược phẩm được bán ở Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc. Và một vấn đề thậm chí còn lớn hơn: Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất và đôi khi duy nhất toàn cầu cho thành phần hoạt chất của một số loại thuốc quan trọng.

Khi coronavirus lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu, cả cộng đồng quốc tế chật vật. Các nhà khoa học nỗ lực phát triển vaccine, các nhà hoạch định chính sách tranh luận về các phương pháp ngăn chặn hiệu quả nhất và hệ thống chăm sóc sức khỏe phải chạy đua để xử lý các ca mắc và tử vong ngày càng tăng. 

Giữa tất cả những điều đó, một cuộc khủng hoảng tiềm tàng đang ẩn trong bóng tối: Sự phụ thuộc toàn cầu vào Trung Quốc vào dược phẩm và thiết bị y tế.

Sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường dược phẩm

Một nhóm các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách liên ngành tại Chương trình Chính sách Đại dịch và An toàn Sinh học của Viện Scowcroft có trụ sở tại Trường Chính phủ Bush tại Đại học Texas A&M đã tổ chức các hội nghị thường niên để giải quyết các vấn đề liên quan đến đại dịch trong năm năm qua. Một trong những mục tiêu của nhóm này là thúc đẩy đối thoại về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến đại dịch và an ninh Hoa Kỳ, trong trường hợp này là sự gián đoạn chuỗi cung ứng và sự sẵn có của vật tư y tế và thuốc.

Mối đe dọa thầm lặng của coronavirus: Sự phụ thuộc của Mỹ vào dược phẩm và thiết bị y tế Trung Quốc - Ảnh 1.

Ngày nay, khoảng 80% dược phẩm được bán ở Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc. Và một vấn đề thậm chí còn lớn hơn: Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất và đôi khi duy nhất toàn cầu cho thành phần hoạt chất của một số loại thuốc quan trọng. Các thành phần hoạt chất của thuốc điều trị ung thư vú và ung thư phổi và kháng sinh Vancomycin, một số loại kháng sinh đặc thù dùng cho nhiễm trùng, được sản xuất gần như độc quyền tại Trung Quốc. 

Ngoài ra, Trung Quốc kiểm soát một phần lớn thị trường của heparin, chất làm loãng máu được sử dụng trong phẫu thuật tim hở, lọc thận và truyền máu mà chính phủ Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục mua từ Trung Quốc.

Trung Quốc không chỉ là nhà cung cấp dược phẩm toàn cầu thống trị mà còn là nhà cung cấp thiết bị y tế lớn nhất ở Mỹ: thiết bị MRI , áo choàng phẫu thuật và thiết bị đo nồng độ oxy trong máu... Việc cung cấp các sản phẩm thiết yếu này vẫn chưa bị gián đoạn nghiêm trọng bởi coronavirus, nhưng nếu Trung Quốc không còn hoặc không thể cung cấp cho Mỹ, hàng ngàn người Mỹ có thể không được cứu.

Có thể phải mất nhiều năm để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm thiết lập lại năng lực sản xuất của Hoa Kỳ và có được giấy phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm để bù lấp khoảng trống của nguồn cung Trung Quốc.

Khi một căn bệnh đạt đến mức độ dịch bệnh, nghĩa vụ đầu tiên đối với các nhà lãnh đạo ở bất kỳ quốc gia nào là bảo vệ chính người dân của họ. Khi cuộc khủng hoảng hiện nay diễn ra, có thể sẽ đến lúc các nhà lãnh đạo chính trị ở Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các quyết định về việc có cấm xuất khẩu dược phẩm, thiết bị y tế và các thành phần y tế quan trọng khác để điều trị hoặc bảo vệ người dân của họ hay không. 

Mối đe dọa thầm lặng của coronavirus: Sự phụ thuộc của Mỹ vào dược phẩm và thiết bị y tế Trung Quốc - Ảnh 3.

Sự gián đoạn của dược phẩm toàn cầu?

Mặc dù thiệt hại từ việc nhập khẩu hoạt chất từ ​​Trung Quốc có vẻ còn rất xa vời, nhóm nghiên cứu vẫn tin rằng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng thì điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Vũ Hán là một khu vực quan trọng trong ngành công nghệ sinh học và dược phẩm, với nhiều công ty dược phẩm trong thành phố. Không nhiều trong số các nhà máy đóng cửa do hậu quả của đại dịch mở cửa trở lại. Chuỗi cung ứng toàn cầu có thể đạt đến điểm khủng hoảng khi tỉnh Hồ Bắc nằm trong khu vực cách ly và các nhà máy phải ngừng hoạt động.

Ngoài ra, Vũ Hán là nơi đặt phòng thí nghiệm cấp độ an toàn sinh học (BSL) 4 đầu tiên của Trung Quốc, được khai trương vào năm 2017 để nghiên cứu SARS và các bệnh mới nổi khác. Đây là phòng thí nghiệm duy nhất ở Trung Quốc có thể xử lý một cách an toàn các mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới có nguy cơ lây truyền đáng kể. 

Mối đe dọa thầm lặng của coronavirus: Sự phụ thuộc của Mỹ vào dược phẩm và thiết bị y tế Trung Quốc - Ảnh 4.

Nhiễm trùng, tử vong và kiểm dịch tại Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc nói chung đang hạn chế khả năng của tất cả các ngành nghề kinh doanh trong khu vực. Đồng thời, virus đã tạo ra sự mất cân bằng chuỗi cung ứng đáng kể ở Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các công ty cung ứng dược phẩm và thiết bị y tế này sẽ chịu áp lực phải duy trì sản xuất trong nước để sản xuất ra sản phẩm sẽ bảo vệ nhân viên chăm sóc sức khỏe của chính họ, nhân viên phòng thí nghiệm và công chúng.

Áp lực đặt lên chuỗi cung ứng bởi sự bùng phát dịch có thể làm trầm trọng thêm các thách thức hiện có. Coronavirus đã phơi bày sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong vấn đề y tế.

Như với tất cả các đại dịch, sự phức tạp của đợt bùng phát này đòi hỏi sự hợp tác và minh bạch quốc tế. Đồng thời, ngành y tế công cộng Hoa Kỳ phải thừa nhận lỗ hổng do sự phụ thuộc vào sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế của Trung Quốc. 

Hoa Kỳ phải xây dựng kế hoạch ứng phó cho những thiếu hụt không thể tránh khỏi trong thời gian tới và thực hiện các hành động cần thiết để đòi lại quyền kiểm soát chuỗi cung ứng y tế. Tiếp tục bỏ qua lỗ hổng này sẽ dẫn đến thảm họa.

Mối đe dọa thầm lặng của coronavirus: Sự phụ thuộc của Mỹ vào dược phẩm và thiết bị y tế Trung Quốc - Ảnh 5.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
3 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
3 giờ trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
6 giờ trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
7 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
10 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
1 ngày trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Ford Territory giảm 70 triệu đồng tại đại lý: Xe sản xuất 2025 nhưng giá rẻ hơn Mazda CX-5 2024
1 ngày trước
Nhiều đại lý Ford đang giảm giá 70 triệu đồng đối với Ford Territory mọi phiên bản.
Hyundai Tucson bản đắt nhất giảm giá đến 80 triệu tại đại lý: Giá sau giảm còn 909 triệu đồng, vẫn cao hơn Territory bản tương đương
2 ngày trước
Vẫn như phần lớn các mẫu xe đang được "dọn kho" khác, những chiếc Hyundai Tucson giảm giá mạnh có năm sản xuất 2024.