Môi giới bất động sản: “Cuộc chiến” nguồn cung

20/05/2022 13:45
Nguồn cung ít, sản phẩm khan hiếm nên nhiều doanh nghiệp bất động sản đau đầu với việc tìm nguồn hàng tốt để giữ chân nhân viên, duy trì hoạt động.

Trong một lần trà dư tửu hậu, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại Đà Nẵng chia sẻ về việc bị “hụt chân” tại một dự án vừa mới mở bán tại Quảng Nam.

Chuyện là khi nghe tin công ty A. chính thức trở thành nhà phát triển một dự án đất nền tại Tam Kỳ, Quảng Nam và sắp mở bán, anh ngay lập tức liên hệ để sàn giao dịch của mình được tham gia đợt mở bán lần này.

Môi giới bất động sản: “Cuộc chiến” nguồn cung - Ảnh 1.

Nguồn cung ít, sản phẩm khan hiếm nên nhiều doanh nghiệp bất động sản đau đầu với việc tìm nguồn hàng tốt để giữ chân nhân viên, duy trì hoạt động.

Vì vốn có quan hệ từ trước nên khi liên hệ, lãnh đạo công ty A. nhận lời và khẳng định khi nào chính thức mở bán sẽ thông báo công ty anh làm đại lý để cùng tham gia tung sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, dù sắp đến ngày tổ chức kick off để mở bán dự án, anh vẫn không nhận được thông báo về việc hợp tác, làm đại lý cho dự án.

“Và dù đã nhiều lần liên hệ bằng cách gọi điện thoại, nhắn tin với lãnh đạo công ty A nhưng tôi vẫn không nhận được phản hồi. Kết quả là dự án đã mở bán nhưng công ty tôi không được tham gia, và cũng không biết lý do vì sao" - anh cho biết.

Trước đó, cũng liên quan đến câu chuyện tìm nguồn hàng cho doanh nghiệp PV cũng được nghe kể một câu chuyện tương tự, nhưng có kết cục “đẹp hơn”. Chuyện là công ty T. được “duyệt” là ứng cử viên tham gia làm F1 của một dự án đất nền tại Núi Thành, Quảng Nam sắp mở bán.

Do dự án này lúc bấy giờ đang có sức hút rất lớn nên có nhiều DN tham gia làm ứng cử viên F1 nhưng số lượng được duyệt rất hạn chế. Yên tâm với mối quan hệ của mình nên lãnh đạo Công ty cho nhân viên chạy thăm dò thị trường cũng như chuẩn bị chiến lược truyền thông, tổ chức sự kiện để khi chủ đầu tư chính thức công bố danh sách các sàn tham gia mở bán là vào cuộc đua.

Tuy nhiên, chờ mãi cho đến khi dự án công bố mở bán giai đoạn 1 nhưng danh sách các công ty tham gia lại không có tên công ty của mình. “Bằng các mối quan hệ tôi dò hỏi thì được biết có sàn giao dịch M. tại Đà Nẵng gây áp lực để hạn chế số lượng các sàn giao dịch tham gia mở bán lần này nên công ty tôi không có tên. Chủ đầu tư nói thông cảm và chúng tôi sẽ được ưu tiên tham gia đợt mở bán lần tới”, anh nói.

Thêm một câu chuyện nữa để thấy sự cạnh tranh khốc liệt của các sàn giao dịch. Tổng giám đốc một Công ty bất động sản phải liên tục chạy đôn đáo, tìm đủ mọi cách vì có nguy cơ bị “hớt tay trên”.

Anh cho biết, thông qua các mối quan hệ, công ty anh được giới thiệu để trở thành nhà phát triển một dự án tại Quảng Nam và qua nhiều lần làm việc với chủ đầu tư, hai bên đã thống nhất nhiều điều khoản quan trọng. Tuy nhiên, giữa lúc mọi việc tưởng như đã đến hồi kết thì “người thứ ba” bỗng nhiên xuất hiện.

"Chúng tôi có nguy cơ bị cho ra rìa bởi nguyên nhân là dự án đang còn vướng một ít về giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư thì không thể ra tay giải quyết trong khi đơn vị kia họ có mối quan hệ nên có thể giải quyết được. Chúng tôi vẫn đang "chiến đấu" để giành dự án này nhưng mọi việc không thuận lợi như lúc ban đầu", anh nói.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản (đề nghị không nêu tên) nhìn nhận: Thương trường là chiến trường nên việc các sàn giao dịch bất động sản cạnh tranh nhau để tìm nguồn hàng tốt không có gì là lạ, thậm chí còn ngồi nói xấu nhau, "đi đêm" hay "đâm sau lưng" giữa các sàn cũng luôn xảy ra.

"Với thực trạng "mèo nhiều mỡ ít" như hiện nay, cạnh tranh trong tìm kiếm nguồn hàng sẽ càng khốc liệt. Nhiều sàn giao dịch thuộc chủ đầu tư hay các sàn lớn có thương hiệu thì không gặp quá nhiều khó khăn, nhưng các sàn nhỏ, chưa nhiều kinh nghiệm sẽ ngày càng khó kiếm được nguồn hàng để duy trì hoạt động", ông nhìn nhận.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
3 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
3 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Giá xăng dầu hôm nay 21/9: Giảm nhẹ
4 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 21/9 trên thế giới bất ngờ giảm nhẹ sau đến 4 phiên tăng giá trong tuần này và vẫn đang ở mức thấp.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
5 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?

Tin cùng chuyên mục

Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
5 giờ trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.
Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’
1 ngày trước
Chỉ với chiếc xe điện có giá 300 triệu đồng, thương hiệu Trung Quốc đã khiến hãng xe Phương Tây phải cúi đầu sau nhiều năm coi thường.
Range Rover Velar 2024 về Việt Nam cuối năm nay: Màn hình 11,4inch, 3 tùy chọn động cơ, mạnh nhất gần 400 mã lực
1 ngày trước
Land Rover Việt Nam xác nhận Range Rover Velar 2024 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối năm nay.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
1 ngày trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.