Môi giới chứng khoán truyền thống Hong Kong 'thất sủng' vì Covid-19

28/04/2020 14:43
Sự bùng phát của đại dịch và biện pháp kiềm chế nó đã đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch sang các nền tảng trực tuyến và co hẹp nhiều hình thức môi giới chứng khoán truyền thống.

Trong hơn một thế kỷ, những môi giới chứng khoán Hong Kong đã đi qua cả chiến tranh thế giới, những cuộc khủng hoảng tài chính cũng như cuộc chuyển giao đặc khu này từ Anh về Trung Quốc. Nhưng đại dịch virus corona có lẽ là mối đe dọa nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Trung tâm tài chính châu Á, vốn là ngôi nhà của những môi giới huyền thoại như “Vua Xì gà” David Tung Wai - người vẫn hành nghề ở tuổi 80, nổi tiếng với việc giữ lại những truyền thống thường đã biến mất ở nhiều nơi khác.

Trong khi nhiều sàn giao dịch tại New York và London đã chuyển sang hình thức trực tuyến hoặc tự động hóa, các nhà môi giới tại Hong Kong lại quyết liệt từ chối những thay đổi này. 8 năm trước, họ đã thất bại trong việc phản đối động thái cắt giảm giờ nghỉ trưa từ 2 xuống 1 giờ. Lý do được các môi giới đưa ra là họ cần thêm thời gian để gặp gỡ khách hàng qua các buổi ăn trưa. Sàn giao dịch chứng khoán kiểu truyền thống tại Hong Kong đóng cửa vào năm 2017 - chậm hơn 25 năm so với sàn London.

Môi giới chứng khoán truyền thống Hong Kong thất sủng vì Covid-19 - Ảnh 1.

Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong và các công ty môi giới tại đây vẫn giữ nhiều truyền thống vốn đã thay đổi ở những nơi khác. Ảnh: Bloomberg/Getty Images

Nhưng đại dịch Covid-19, vốn gây thử thách cho nhiều môi giới và các khách hàng của họ, chủ yếu là người cao tuổi, đã giáng một đòn mạnh vào lĩnh vực vốn đã lâu phụ thuộc vào quan hệ cá nhân - trong một số trường hợp là với giới thượng lưu Hong Kong. Điều này và việc gia tăng các quy định, các đối thủ mới với thế mạnh công nghệ, đã tạo nên một áp lực tổng hợp lên giới kinh doanh chứng khoán truyền thống tại đây.

Ông Dickie Wong, một môi giới tại Kingston Securities, người hay xuất hiện trên truyền hình tuyên bố “Đây là kết thúc của một kỷ nguyên”. Nhân viên của Wong những nhà môi giới nổi tiếng nhất thành phố, cho biết Kingston đã gặp nhiều khó khăn vì sự thiếu vắng các công ty niêm yết mới trên thị trường năm nay. Các vụ IPO trong khu vực trước đó thường thu hút lượng lớn đầu tư tư nhân.

Nhưng sự biến động của thị trường - thể hiện qua chỉ số Sang Heng giảm 20% năm ngoái do chịu ảnh hưởng bởi tác động của các cuộc biểu tình đường phố - đã khiến việc tìm kiếm khách hàng mới trở nên khó khăn. Ông Wong cũng cho biết sẽ rất khó khăn cho các nhà môi giới nhỏ lẻ có thể phục hồi ngay cả khi cổ phiếu tăng lại.

Theo ước tính của Chủ tịch Hiệp hội Chứng khoán Hong Kong (HKSA), Gordon Tsui, ít nhất 100 công ty thành viên của Hiệp hội đang chịu áp lực tài chính nghiêm trọng. Ít nhất 15 thành viên thị trường - bao gồm công ty môi giới và quản lý quỹ - đã phải ngừng giao dịch kể từ đầu năm. Trong cả năm 2019, 22 công ty đã phá sản. “Hầu hết các công ty chứng khoán quy mô nhỏ [đã] bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng”, ông Tsui nói.

Một vài trong số những công ty này đã phải vật lộn để bắt kịp tiến bộ của công nghệ, một điểm yếu bị khoét sâu kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. Dù Hong Kong không áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như nhiều nơi khác nhưng các công ty vẫn khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà.

Điều này đã gây khó khăn cho ngay cả các doanh nghiệp lớn. David Friedland, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Interactive Brokers có trụ sở tại Connecticut (Mỹ), cho biết rằng việc đáp ứng yêu cầu cần thiết để làm việc tại nhà trong một thành phố nổi tiếng với những căn hộ nhỏ là rất khó khăn. Công ty đã phải đặt hàng tai nghe chuyên dụng để ghi lại các cuộc trò chuyện khách hàng, nhằm đáp ứng các quy định của chính quyền.

Môi giới chứng khoán truyền thống Hong Kong thất sủng vì Covid-19 - Ảnh 2.

Thị trường chứng khoán Hong Kong chịu ảnh hưởng nặng nề trong 2 năm qua bởi các cuộc biểu tình và dịch Covid-19.

Ông Tsui, Chủ tịch HKSA, cũng nói về các công ty môi giới nhỏ tại thành phố, thường dùng các công nghệ ít phức tạp hơn, đã phải rất vất vả để giải quyết gánh nặng này.

Các nhà đầu tư chứng khoán phản ánh rằng đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh tiến trình vốn đã bắt đầu trong giới trẻ Hong Kong, điển hình như sự chuyển dịch sang các nền tảng trực tuyến. Xu hướng này là một trong những lý do mà SoFi, một công ty tài chính có trụ sở San Francisco, đã thực hiện thương vụ M&A quốc tế đầu tiên vào tháng này bằng việc mua lại 8 Securities, một công ty môi giới trực tuyến có trụ sở Hong Kong.

Mathias Helleu, Chủ tịch điều hành của 8 Securities, cho biết tăng trưởng khách hàng của công ty kể từ đầu năm một phần đến từ những người làm việc tại nhà. Nhưng vị cựu Giám đốc điều hành tại Etrade này cũng cho rằng một phần nguyên nhân dẫn tới điều này đến từ những gì mà ông mô tả là sự thất bại của các ngân hàng và các công ty tài chính khác. Thay vì phục vụ thế hệ Y (sinh vào những năm 80 và 90) của Hong Kong, các công ty này tập trung vào các sản phẩm truyền thống như quỹ tương hỗ nhằm bảo toàn các khoản lợi nhuận “vô cùng, vô cùng béo bở”.

“Tôi hiểu rằng, với tư cách của một startup, mọi thứ phụ thuộc vào chúng tôi để dẫn dường, nhưng tôi cũng ngạc nhiên với thời gian để các tổ chức lớn hơn bắt kịp, đặc biệt là khi so sánh với châu Âu và Mỹ”, ông Heulleu nói thêm.

Nhưng không chỉ thế hệ trẻ mới ngày càng háo hức đón nhận các công nghệ giao dịch và các nền tảng trực tuyến. Những người nghỉ hưu - khách hàng trung thành trong thời gian dài của các nhà môi giới độc lập tại Hong Kong - đã bắt đầu rời đi. “Mẹ tôi, 80 tuổi và bà có thể đặt lệnh [chứng khoán] qua internet”, ông Wong của Kingston Securities cho biết. “Vì vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ tuyền thống sẽ còn tiếp tục chậm lại”.

Theo Financial Times

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
4 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
59 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
32 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
55 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.