Mỗi ngân hàng Việt đang phải dùng cả nghìn người để đếm tiền mặt

07/06/2018 07:45
Nền kinh tế số là mục tiêu phát triển của Việt Nam, nhưng thực trạng dùng tiền mặt là chủ yếu như hiện nay vẫn là rào cản lớn khó vượt qua.

Thanh toán không dùng tiền mặt hay nói cách khác thanh toán điện tử đã được áp dụng từ lâu và cũng là xu thế của thế giới. Phần lớn các nước đều đã chuyển sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ở một vài nước có nền kinh tế phát triển, việc sử dụng tiền mặt để thanh toán thậm chí còn khá khó khăn.

Mỗi ngân hàng Việt đang phải dùng cả nghìn người để đếm tiền mặt - Ảnh 1.

Thanh toán điện tử - lẽ tất yếu của nền kinh tế số. (Ảnh minh họa: KT).

Tại Việt Nam hiện nay, phần lớn các giao dịch chuyển khoản trong tiêu dùng chủ yếu là hoạt động thanh toán thẻ. Gần đây, một số hoạt động liên quan đến ngân hàng điện tử, bao gồm các dịch vụ internet banking, mobile banking và một số dịch vụ thanh toán mới... cũng diễn ra ngày một nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giao dịch phi tiền mặt tại Việt Nam chủ yếu vẫn là thẻ tín dụng. Điều này khác biệt khá nhiều so với các quốc gia khác.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), GDP của Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 220 tỷ USD. Tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế khoảng 8,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng tiền gửi đã ở mức 4,1 triệu tỷ đồng với khách hàng cá nhân và 2,8 triệu tỷ đồng đối với tổ chức kinh tế (nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), tổng phương tiện thanh toán mỗi năm của Việt Nam tăng trưởng khoảng 14 - 15%. Như vậy, càng ngày tiền ở trong túi của các cá nhân, tổ chức ngày một nhiều lên. Đây cũng là cơ hội để ứng dụng các phương thức thanh toán nhiều hơn.

Đáng chú ý, chỉ có khoảng 11,9% giao dịch ngân hàng ở Việt Nam được thanh toán bằng tiền mặt. Với tổng quy mô thanh toán cỡ khoảng 20 triệu tỷ đồng/năm. Như vậy, mỗi năm sẽ có khoảng 3 triệu tỷ đồng được thanh toán bằng tiền mặt.

Theo chuyên gia kinh tế trưởng BIDV Cấn Văn Lực, việc sử dụng quá nhiều tiền mặt dẫn đến những phí tổn không cần thiết đối với nền kinh tế. Đó là chi phí cho việc duy trì lưu thông tiền tệ bằng tiền mặt, thu chi, kiểm đếm, bảo quản, đóng gói…

"Mỗi ngân hàng tại Việt Nam đang phải duy trì đội ngũ nhân sự hàng nghìn người chỉ chuyên để kiểm đếm, đóng gói tiền mặt. Nếu chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, các chi phí đó sẽ giảm đi rất nhiều, bên cạnh đó là việc hạn chế các rủi ro trong khâu vận hành, bao gồm cả gian lận", chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực phân tích.

Mỗi ngân hàng Việt đang phải dùng cả nghìn người để đếm tiền mặt - Ảnh 2.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV. (Ảnh: Vân Anh).


Việt Nam hiện đứng thứ 12 thế giới về số lượng người dùng internet. Nước ta cũng đang thúc đẩy việc ứng dụng internet tốc độ cao băng thông rộng trong hoạt động của nền kinh tế. Chuyên gia Cấn Văn Lực đánh giá "Đây là một tiền đề tốt để số hóa nền kinh tế và ứng dụng các dịch vụ thanh toán điện tử".

Ông Cấn Văn Lực nhận định, ngoài thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, khuôn khổ pháp lý đang chậm hơn so với thực tiễn cũng làm giảm cơ hội và tăng rủi ro pháp lý cho vấn đề thanh toán điện tử.

"Với xu hướng phát triển của thế giới, tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu. Để nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội của nền kinh tế số, việc cộng tác giữa các công ty Fintech và các ngân hàng là không thể tránh khỏi", chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Đặc điểm của ngành tài chính - ngân hàng là không biên giới, với tốc độ số hóa nhanh chóng của hệ thống tài chính - ngân hàng trên thế giới, Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng nếu muốn bắt kịp "con tàu" cách mạng công nghệ 4.0.

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, "con tàu" 4.0 đang đi, không chờ ai; lên tàu sớm tạo lợi thế cạnh tranh và vị thế mới. Trong đó lợi thế của người đi sau là có thể đi tắt, đón đầu.

"Hệ thống ngân hàng cần chấp nhận rủi ro (trong tầm kiểm soát) và chuẩn bị công nghệ, nguồn nhân lực 4.0 là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay", ông Cấn Văn Lực nói.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có đề án trình lên Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đến năm 2020, số người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng sẽ tăng lên mức 70%. Đây cũng là một trong những động thái nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử trong nền kinh tế Việt Nam./.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
3 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
4 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
4 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
4 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
4 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
5 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
1 ngày trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.