Mối quan hệ thú vị giữa tăng trưởng GDP và nhu cầu đi lại bằng máy bay

27/10/2019 01:00
Trên trang Simpleflying, nhà báo Karol Ciesluk đã có bài viết phân tích về sự tương quan giữa phát triển GDP và nhu cầu di chuyển bằng máy bay. Ông nhấn mạnh, tăng GDP chính là động lực chính thúc đẩy hàng không phát triển.

Có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến quyết định di chuyển bằng máy bay của người dân. Có thể kể đến một vài nguyên nhân, như việc sử dụng vé giá rẻ, được hình thành trên việc hạ giá vé, hay một tuyến đường mới được triển khai từ sân bay gần nhà. Tuy nhiên, ở góc độ vĩ mô, đã tồn tại một động lực chính thúc đẩy tới nhu cầu di chuyển bằng máy bay này, đó là việc tăng trưởng GDP.

Đối với nhiều người, điều này là hoàn toàn hiển nhiên, song, việc GDP tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng thu nhập khả dụng, dẫn đến kết quả khiến người dân mua nhiều vé hơn. Điều thú vị ở xu hướng này, là làm thế nào sự tương quan giữa tăng trưởng GDP và nhu cầu đi lại bằng máy bay lại trở nên khăng khít như vậy.

Hãy nhìn vào những con số!

Năm 2013, Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế đã nghiên cứu về hiện tượng này. Mặc dù những dữ liệu đến nay đã hơi lỗi thời, chúng ta vẫn có thể quan sát mối tương quan giữa GDP bình quân đầu người và số chuyến bay mỗi người họ sử dụng. Tại các quốc gia giàu có hơn như Na Uy và Thụy Sĩ, trung bình mỗi năm một người đi máy bay trên hai lần. Ngược lại, chúng ta có các quốc gia như Uganda, nơi mà chỉ có dưới 1% dân số mỗi năm bay một lần.

Điều đáng chú ý ở đây là hầu hết các quốc gia ở trên đều có nền kinh tế phát triển hơn, trái lại, một bộ phận đáng kể của các quốc gia như Brazil, Nga hay Trung Quốc thì chỉ dao động quanh 0,5 chuyến bay trên một người. Tiềm năng về sự tăng trưởng kinh tế của những quốc gia này là lý do tại sao IATA mong đợi số lượng hành khách du lịch hàng không sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035.

Ví dụ thú vị từ nước Đức

Đức là một ví dụ thú vị, vì sự gia tăng số lượng hành khách gần như hoàn toàn phù hợp với sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

Trong giai đoạn hậu suy thoái những năm 2010 – 2018, GDP bình quân đầu người của Đức dựa trên nền tảng PPP đã tăng từ 40.839 USD vào năm 2010, lên đến 53.853 USD vào năm 2018, tăng 31,87% (theo số liệu IMF). Trong thời gian đó, số lượng hành khách hàng không tăng từ khoảng 166 triệu lên đến 222 triệu người, tăng khoảng 33,39% (Statista).

Mối quan hệ thú vị giữa tăng trưởng GDP và nhu cầu đi lại bằng máy bay - Ảnh 1.

Mối tương quan ở đây dường như khá rõ ràng. Dù vậy, nếu chúng ta nhân mức tăng dân số là 1,55% (Statisches Bundesamt, Đức) kể từ năm 2010 và tính tỉ lệ tăng trưởng của số hành khách hàng không so với dân số, chúng ta sẽ thấy nó đã tăng lên 31,35%. Con số này chỉ chiếm khiêm tốn 0,52% so với mức tăng trưởng về số lượng GDP trên đầu người.

Tuy nhiên, Đức không hề đơn độc. Bởi vì, nếu chúng ta áp dụng cách tính tương tự vào dữ liệu của nước Anh hay Ba Lan, kết quả cũng rất giống nhau. Thật sự thú vị, ngay cả các quốc gia đã trải qua những biến động lớn về kinh tế và phản ánh sự tăng trưởng của một nền kinh tế năng động ngày nay, lại cho ra đời một kết quả tương tự.

Một ví dụ tuyệt vời ở đây là Trung Quốc. Số lượng hành khách hàng không tăng 105% kể từ năm 2010 và đạt mức 551 triệu hành khách (Statista). GDP của Trung Quốc cũng tăng 111% (IMF), trong khi dân số tăng 4%. Có thể thấy, tỉ lệ hành khách hàng không trên tổng dân số tăng với tốc độ gần như là chính xác so với GDP bình quân đầu người.

Trung Quốc hiện vẫn đang trong quá trình "bắt kịp" các chuyến bay tính theo đầu người hàng năm, và dự kiến sẽ không ngừng phát triển trong những năm tới.

Phản ví dụ

Tuy nhiên, chúng ta có thể điểm một vài tình huống mà trong đó, số lượng hành khách hàng không tụt lại đằng sau so với việc tăng trưởng kinh tế. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết có thể làm chậm việc gia tăng hành khách, vấn đề mà một số quốc gia đang phải đối mặt. Khả năng nữa là sự thiếu thốn hay hoạt động kém của một hãng hàng không quốc gia tại đất nước đó, mặc dù tạo ra cơ hội v cho các hãng khác tham gia vào thị trường, nó còn làm chậm sự tăng trưởng của du lịch hàng không.

Mối quan hệ thú vị giữa tăng trưởng GDP và nhu cầu đi lại bằng máy bay - Ảnh 2.

Slovenia có thể xem là một ví dụ. Do hoạt động yếu kém, hãng hàng không Adria đã bị phá sản. Đây là nguyên nhân khiến cho số lượng hành khách chỉ tăng khoảng 20% kể từ năm 2010, so với mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người là 38% trong cùng thời gian.

Những hạn chế

Tất nhiên, chúng ta không thể quên đi những hạn chế của các giả định, chủ yếu là do sự gia tăng GDP sẽ không đủ để đáp ứng với sự gia tăng số lượng hành khách hàng không. Có nhiều yếu tố bên ngoài sẽ tác động vào phương trình này, nhưng, chúng ta lại chỉ nhìn vào hai kết quả trong số rất nhiều tiến trình kinh tế phức tạp. Giai đoạn mà chúng ta cân nhắc ấy, dù không phải là ý định được lựa chọn sau cùng, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng và có thể làm thay đổi kết quả một cách không ngờ.

Tin mới

Honda đưa siêu phẩm côn tay mạnh bậc nhất phân khúc về thị trường 'hàng xóm' Việt Nam: Thiết kế hầm hố, nâng cấp loạt trang bị xịn xò
5 giờ trước
Tân binh côn tay của Honda sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ.
'Tân binh côn tay' giá 23 triệu gây sốt khi vừa ra mắt: Thiết kế chất chơi, bình xăng lớn hơn Honda Lead
4 giờ trước
Mẫu xe máy mini này đang "làm mưa làm gió" trên thị trường nhờ thiết kế retro và kiểu dáng nhỏ gọn, đặc biệt được lòng giới trẻ.
[Trên Ghế 44] Lên số nào xuống số đó, nhớ taluy dương và những điều cần biết khi đổ đèo
4 giờ trước
Khi đi đường đèo núi, người lái cần nhớ những quy tắc căn bản như lên số nào xuống số đó, không rà phanh liên tục, xác định phía taluy dương… đặc biệt tuân thủ đúng luật giao thông khi cần đi đúng làn đường của mình.
Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
4 giờ trước
Đầu năm nay, Northvolt đã nhận được 5 tỷ USD tài trợ từ Châu Âu, khoản vay lớn nhất cho ngành công nghiệp công nghệ xanh, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
2 giờ trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
12 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
12 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
13 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Điện thoại gập Samsung được mong chờ nhất hiện nay: Giảm chút sức mạnh nhưng bù lại giá cực rẻ?
14 giờ trước
Bên cạnh Galaxy Z Flip7, Samsung được cho là sẽ ra mắt thêm smartphone màn hình gập phiên bản giá rẻ vào năm 2025.