Môi trường kinh doanh: Nơi nào nóng, nơi nào lạnh?

21/03/2018 16:56
“Thủ tướng, Phó Thủ tướng nóng, nhưng một số Bộ trưởng vẫn còn lạnh; nhiều Chủ tịch tỉnh, thành phố còn chưa nóng. Bộ trưởng nóng nhưng nhiều Cục trưởng, Vụ trưởng chưa nóng, các chuyên viên còn lạnh, thậm chí rất lạnh…”


TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định như vậy về 4 năm triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Sau 4 năm triển khai Nghị quyết 19 (2014-2017), từ 2015, điểm số và thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam liên tục được cải thiện. Đa phần các chỉ số có sự cải thiện về điểm số và thứ hạng. Trong đó, 3 chỉ số (gồm Tiếp cận điện năng, Bảo vệ nhà đầu tư, và Nộp thuế) có mức độ cải thiện tốt nhất.

Nhưng đáng lưu ý, có 4 chỉ số có thứ hạng thấp hoặc không được cải thiện là: Khởi sự kinh doanh, Đăng ký quyền sở hữu tài sản, Giải quyết tranh chấp hợp đồng và Thủ tục phá sản. Trong đó, 2 chỉ số (gồm Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản và Giải quyết phá sản) không có cải thiện, giảm điểm và tụt hạng; 2 chỉ số (gồm Khởi sự kinh doanh và Giải quyết phá sản doanh nghiệp) đứng cuối bảng xếp hạng.

Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới có cải thiện, nhưng do từ năm 2015 phương pháp tính chỉ số này được điều chỉnh nên thứ hạng chỉ số này năm 2017 thấp hơn năm 2014.

Chỉ số nhảy vọt, chỉ số xấu đi

Phân tích cụ thể hơn, TS Nguyễn Đình Cung chỉ rõ, chỉ số khởi sự kinh doanh 2014-2017 xấu đi do số lượng thủ tục nhiều, thời gian thực hiện dài, và do vậy thứ hạng Khởi sự kinh doanh thấp và liên tục giảm trong 3 năm gần đây.

Chỉ số Tiếp cận điện năng liên tiếp tăng điểm và tăng hạng nhờ thực hiện cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy cung ứng điện và vận hành hệ thống giám sát năng lượng.

Chỉ số cấp phép xây dựng có thứ hạng tốt do chỉ số đo lường quy định về chất lượng xây dựng đạt 12/15 điểm. Tuy nhiên, số bước thủ tục còn nhiều (10 bước) và thời gian còn dài.

Chỉ số Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản không có thay đổi, cải cách nào được ghi nhận trong những năm qua.

Chỉ số Tiếp cận tín dụng được cải thiện và ở thứ hạng tốt nhờ mở rộng phạm vi tài sản giao dịch bảo đảm; chỉ số thông tin tín dụng đạt 7/8 điểm.

Nộp thuế và BHXH có mức cải thiện tốt, tăng 87 bậc, với những cải cách về quy định và thủ tục nộp thuế và việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng giao dịch điện tử trong thủ tục BHXH.

Bảo vệ nhà đầu tư tăng điểm và tăng 36 bậc nhờ những thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2014 theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn ở thứ hạng thấp, chủ yếu do quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa cổ đông và người quản lý trong công ty tại tòa án. Nội dung này thuộc pháp luật về dân sự và tố tụng dân sự.

Giao dịch thương mại qua biên giới cải thiện với những ghi nhận về cải cách thủ tục hải quan, thực hiện hải quan điện tử và rút ngắn thời gian thực hiện một số thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Tuy vậy, thứ hạng chỉ số này vẫn ở mức thấp do những cải cách về quản lý chuyên ngành còn chậm và chưa đồng đều.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tuy tăng bậc trong 3 năm gần đây, nhưng không có thay đổi nào về điểm số.

Giải quyết phá sản doanh nghiệp nhiều năm không có cải thiện đáng kể, thời gian kéo dài (5 năm), chất lượng quy định pháp lý còn hạn chế (7,5/16 điểm) và ở vị trí cuối bảng xếp hạng. Mặc dù Luật Phá sản 2014 tiếp cận theo thông lệ quốc tế nhưng chủ yếu tập trung vào xử lý phá sản, chưa chú trọng tới phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cùng với đó, trong 4 năm qua, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng và 5 bậc (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137).

Năm 2017, năng lực đổi mới sáng tạo cũng có được thứ hạng cao nhất so với trước đây, vị trí 47/127, tăng 12 bậc so với vị trí thứ 59 năm 2016 và có cải thiện trên hầu hết các trụ cột.

Về hai trọng tâm cải cách là điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng việc cải cách quy định về điều kiện kinh doanh đã đạt một số kết quả, chuyển động tích cực, nhưng không đồng đều về quy mô, tốc độ và tính quyết liệt. Còn cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chưa hệ thống.

Yếu tố quyết định thành công

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, bài học kinh nghiệm từ 4 năm triển khai Nghị quyết 19 là đề ra mục tiêu cao nhưng khả thi, cụ thể, đo lường được với giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng. Sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng là cụ thể, quyết liệt, nhất quán, thường xuyên và liên tục. Việc triển khai Nghị quyết cũng được thường xuyên theo dõi, có đánh giá khách quan, độc lập và định kỳ hàng quý báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ.

Nhờ đó, đã có kết quả rõ nét, khác biệt so với trước, có tác động tích cực thực sự đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Niềm tin của doanh nghiệp, của thị trường tăng lên. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn và chắc chắn góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá xa so với mục tiêu. Chưa đạt được trung bình ASEAN 4 về môi trường kinh doanh. Số điều kiện kinh doanh bãi bỏ còn thấp so với mục tiêu bãi bỏ ít nhất 1/3-1/2 số điều kiện hiện hành.

Số hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan mới giảm được 10 điểm %; so với mục tiêu đề ra là phải giảm được ít nhất 20 điểm %. Số hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành giảm chưa đáng kể so với mục tiêu là giảm ít nhất 1/2 danh mục hàng hóa (không phải là nhóm hàng hóa) thuộc diện kiểm tra.

Kết quả đạt được là không đồng đều, có chênh lệch khá lớn giữa các chỉ số, giữa các bộ ngành và địa phương. Ở những chỉ số, những lĩnh vực, địa phương mà Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh thực sự vào cuộc, chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, sát sao, bám sát Nghị quyết của Chính phủ, thì ở đó đạt được kết quả và có cải thiện rõ nét.

Ông Cung nhắc tới Bộ Tài chính với chỉ số Nộp thuế, cải cách thủ tục hải quan; EVN chỉ số tiếp cận điện năng; Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng bãi bỏ điều kiện kinh doanh; Bộ Y tế thay đổi cơ bản cách thức quản lý về an toàn thực phẩm (Nghị định 15/2018 thay thế Nghị định 38/2012 về an toàn thực phẩm). Về phía các địa phương, có các điểm sáng như Quảng Ninh, Đồng Tháp…

“Tuy nhiên, chỉ mới có tiến bộ ở các chỉ số, các ngành, lĩnh vực có vấn đề nóng, vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; có phản biện, góp ý và yêu cầu mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp”, ông Cung nói.

Cùng với đó, tình trạng “trên nóng dưới lạnh” vẫn còn. Thủ tướng, Phó Thủ tướng nóng, nhưng một số Bộ trưởng vẫn còn lạnh; nhiều Chủ tịch tỉnh, thành phố còn chưa nóng. Bộ trưởng nóng nhưng nhiều Cục trưởng, Vụ trưởng chưa nóng, các chuyên viên còn lạnh, thậm chí rất lạnh… Thậm chí, một số hiệp hội doanh nghiệp cũng chưa thấy nóng; chưa chủ động, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung để cải thiện môi trường kinh doanh.

“Tất cả các Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, thành phố đều “nóng” là yếu tố quyết định để đạt được kết quả đồng đều, toàn diện, đúng mục tiêu như yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ”, Viện trưởng CIEM nhận định.

Những điểm nhấn trong dự thảo Nghị quyết 19 mới

TS Nguyễn Đình Cung cũng cho biết một số điểm nhấn trọng tâm trong nội dung và cách thức triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2018 đang được xây dựng. Đó là củng cố thêm kết quả đạt được, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu cao, cụ thể nhất có thể; cải cách mạnh mẽ hơn, kết quả đồng đều hơn, tác động thực chất và toàn diện hơn.

Cùng với đó, tạo áp lực và kỷ luật hành chính mạnh mẽ hơn đối với các chỉ số mà thứ hạng và điểm số còn thấp, không cải thiện đáng kể trong mấy năm qua, nhất là Khởi sự kinh doanh, Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, Giao dịch thương mại qua biên giới.

Phối hợp tốt hơn, hiệu quả hơn với Tòa án Nhân dân Tối cao để có cải thiện đáng kể chỉ số Giải quyết phá sản doanh nghiệp và Giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Hoàn thành mục tiêu bãi bỏ ít nhất 1/3-1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Hoàn thành về cơ bản mục tiêu giảm số hàng hóa XNK phải kiểm tra trước thông quan xuống còn tối đa 10%; hoàn thành cơ bản mục tiêu giảm ít nhất 1/2 danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành. Áp dụng phổ biến cách thức quản lý dựa trên mức độ rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.

Đặc biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch để du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; năng lực cạnh tranh ngành du lịch tăng khoảng 10 bậc (hiện ở thứ 67). Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics để tạo thuận lợi và giảm chi phí kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế: Giảm chi phí logistics xuống mức bằng khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP); cải thiện Chỉ số Hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64).

Chỉ đạo, bắt buộc các Bộ, ngành, địa phương phải áp dụng CNTT, thực hiện cung ứng tất cả các dịch vụ hành chính công ở cấp độ 3 và 4; chỉ đạo, bắt buộc tất cả các Bộ, ngành phải kết nối tất cả các thủ tục hành chính qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Triển khai thực hiện nhất quán, đầy đủ cải cách thể hiện trong các nghị định, thông tư đã ban hành; đánh giá đầy đủ tác động thực tế của chúng. Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia kết hợp với các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện đánh giá, khảo sát thực tế; cung cấp bằng chứng và tham mưu cho Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đầy đủ mục tiêu của Nghị quyết.


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
28 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
11 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
47 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
4 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
21 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.