Môi trường kinh doanh toàn cầu sẽ thay đổi chóng mặt sau cuộc khủng hoảng Covid-19, đáp ứng những điều kiện nào sẽ giúp các công ty sống sót?

10/04/2020 19:41
Về lâu dài, các công ty sống sót sau khủng hoảng Covid-19 sẽ phải đối diện với một môi trường mới, khi cuộc khủng hoảng và các phương thức ứng phó với nó đã thúc đẩy 3 xu hướng: Các công nghệ mới được áp dụng mạnh mẽ, sự xáo trộn không thể tránh khỏi của chuỗi cung ứng toàn cầu và mối lo ngại gia tăng về tình trạng độc quyền nhóm.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp và nhân viên của họ đều từng trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây. Họ biết rằng mỗi lần, mức tổn thất là khác nhau và qua mỗi giai đoạn đó, các doanh nhân và công ty đều phải thích nghi, hồi phục trở lại. Dẫu vậy, cú sốc đang khiến cả giới kinh doanh lao đao hiện rất đáng ngại. Với các quốc gia chiếm hơn 50% GDP thế giới đang trong thời gian phong toả, thì sự sụp đổ của hoạt động thương mại thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều so với những cuộc suy thoái trước đây.  

Thời điểm lệnh phong toả, hạn chế đi lại kết thúc thì tình hình kinh doanh chắc chắn vẫn gặp khó khăn, khi người tiêu dùng e ngại việc ra khỏi nhà, những quy định về an toàn y tế sẽ "ngặt nghèo" hơn trước. Hơn nữa, về lâu dài, các công ty sống sót sẽ phải đối diện với một môi trường mới, khi cuộc khủng hoảng và các phương thức ứng phó với nó đã thúc đẩy 3 xu hướng: Các công nghệ mới được áp dụng mạnh mẽ, sự xáo trộn không thể tránh khỏi của chuỗi cung ứng toàn cầu và mối lo ngại gia tăng về tình trạng độc quyền nhóm.

Thay đổi để thích nghi

Cho đến nay, nhiều công ty đang cho thấy sự dũng cảm đối mặt với những xu hướng đó. Hiện tại, những "gã khổng" lồ đang tham gia vào các hoạt động công, nhằm trợ giúp đất nước vượt qua đại dịch. LVMH đang sản xuất nước khử trùng, General Motors dự kiến sẽ sản xuất máy thở cùng lúc với xe bán tải và nhà sáng lập của Alibaba đang phân phối khẩu trang trên toàn thế giới. Các công ty trong ngành bán lẻ đang hợp tác với nhau để đảm bảo lượng hàng hoá dự trữ. Một số công ty niêm yết đã công bố ước tính về mức độ thiệt hại do hoạt động kinh doanh "đóng băng". Do đó, các nhà phân tích Phố Wall cho rằng lợi nhuận năm 2020 chỉ sụt giảm nhẹ.

Môi trường kinh doanh toàn cầu sẽ thay đổi chóng mặt sau cuộc khủng hoảng Covid-19, đáp ứng những điều kiện nào sẽ giúp các công ty sống sót? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đừng để bị che mắt bởi những điều này. Trong cuộc suy thoái trước, 2/3 các công ty lớn ở Mỹ đều ghi nhận doanh số sụt giảm. Trong quý tồi tệ nhất, mức giảm trung bình sẽ là 15% so với năm trước. Ở cuộc suy thoái này, sự sụt giảm 50% sẽ là con số phổ biến, khi những thành phố "ma" xuất hiện và các nhà máy đóng cửa. 

Nhiều chỉ báo cũng cho thấy mức độ căng thẳng là cực kỳ lớn đối với nền kinh tế. Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm tới 1/3; lượng ô tô và linh kiện được vận chuyển trên đường sắt ở Mỹ đã giảm 70%. Nhiều công ty hiện chỉ còn đủ hàng tồn kho và tiền mặt để duy trì hoạt động trong 3-6 tháng. Kết quả là, họ bắt đầu sa thải nhân viên hoặc cắt giảm công việc nhàn rỗi. Trong 3 tuần tính đến 4/4, hơn 15 triệu người Mỹ đã nộp đơn trợ cấp thất nghiệp. Tại châu Âu, khoảng 1 triệu công ty đã nộp đơn đề nghị nhà nước hỗ trợ để trả tiền lương cho nhân viên. Hoạt động trả cổ tức và đầu tư cũng sụt giảm.  

Rủi ro vỡ nợ khi khó tiếp cận các gói cứu trợ

Sự tổn thất sẽ trở nên sâu sắc hơn nữa khi các công ty gặp khó khăn chồng chất trong việc thanh toán các khoản nợ. H&M đang đề nghị hoãn thanh toán khoản thuê mặt bằng, điều này ảnh hưởng đến các công ty bất động sản thương mại. Một số chuỗi cung ứng liên kết nhiều quốc gia đang trong tình trạng trì trệ về nhà máy đóng cửa và khu vực biên giới bị kiểm soát gắt gao. Việc Italy phong toả đã khiến dòng chảy thương mại trên toàn cầu bị xáo trộn, từ xuất/nhập khẩu phô mai cho đến các bộ phận của máy bay phản lực. 

Các nhà máy ở Trung Quốc đang tái khởi động. Các nhà cung cấp của Apple thì tự tin khẳng định rằng mẫu điện thoại 5G mới sẽ ra mắt vào cuối năm nay, nhưng đó chỉ là 1 phần của hệ thống phức tạp với sự liên kết yếu nhất. Căng thẳng về tài chính cũng giúp phanh phui những vụ gian lận đáng kinh ngạc, như trường hợp của Luckin Coffee thừa nhận khai khống doanh thu. 

Trong 2 cuộc suy thoái trước đây, 1/10 các công ty trên toàn thế giới được xếp hạng tín dụng đã vỡ nợ. Việc tồn tại bây giờ phụ thuộc vào họ thuộc ngành nào, bảng cân đối kế toán và có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay, bảo lãnh và viện trợ của chính phủ hay không. Nếu công ty đó sản xuất bánh kẹo hoặc chất tẩy rửa thì triển vọng là khả quan. Các công ty công nghệ cũng ghi nhận nhu cầu tăng mạnh. 

Môi trường kinh doanh toàn cầu sẽ thay đổi chóng mặt sau cuộc khủng hoảng Covid-19, đáp ứng những điều kiện nào sẽ giúp các công ty sống sót? - Ảnh 2.

Trong khi đó, các công ty nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, 54% các công ty nhỏ ở Mỹ đã tạm thời đóng cửa hoặc dự kiến sẽ ngừng hoạt động trong 10 ngày tới. Họ ít khả năng tiếp cận thị trường vốn. Nếu không có mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng, họ sẽ rất khó khăn để nhận được trợ giúp từ chính phủ. Chỉ 1,5% trong gói viện trợ 350 tỷ USD cho các công ty nhỏ của Mỹ được giải ngân cho đến nay. Tại châu Âu, những nỗ lực của Anh cũng đang dần chậm lại. Các ngân hàng đang gặp khó khăn để đáp ứng những quy tắc đầy mâu thuẫn cùng một loạt các chương trình cho vay. 

Những xu hướng mới hậu khủng hoảng 

Khi "lối thoát" từ việc phong toả dần được mở ra và việc xét nghiệm kháng thể được thực hiện rộng rãi hơn, thì một giai đoạn mới sẽ bắt đầu. Các công ty chỉ có thể đi bộ mà không thể chạy nhanh, ví dụ Trung Quốc hiện chỉ hoạt động ở mức 80-90% công suất. Không phải là tiềm lực tài chính, sự linh hoạt sẽ trở thành một lợi thế, cho phép các công ty khôn ngoan có thể hoạt động với công suất tối đa. Để làm được điều đó, họ phải cải tổ dây chuyền nhà máy để tạo khoảng cách an toàn giữa các nhân viên, quản lý, giám sát từ xa và khử trùng kĩ càng. Hơn ¼ trong số 2.000 công ty hàng đầu thế giới sở hữu nhiều tiền mặt hơn các khoản nợ. Bởi vậy, một số sẽ mua lại các công ty đối thủ để mở rộng thị phần hoặc bảo đảm nguồn cung, phân phối của họ.

Công việc của ban lãnh đạo không chỉ là duy trì hoạt động, mà còn là đánh giá triển vọng dài hạn. Cuộc khủng hoảng này sẽ khuếch đại 3 xu hướng. Đầu tiên là áp dụng công nghệ một cách nhanh nhạy, khi hoạt động thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và làm việc từ xa đang bùng nổ. 

Thứ hai, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được sắp xếp lại, đẩy nhanh sự thay đổi vốn đã diễn ra từ thương chiến Mỹ - Trung. Apple hiện chỉ còn đủ hàng tồn kho cho 10 ngày và nhà cung cấp chính tại châu Á – Foxconn, chỉ còn đủ cho 41 ngày. Các công ty sẽ tìm kiếm những phương án an toàn hơn và thúc đẩy hoạt động sản xuất gần "quê nhà" bằng cách sử dụng các nhà máy tự động cao. Đầu tư kinh doanh xuyên biên giới có thể sẽ sụt giảm 30-40% trong năm nay. Các công ty trên toàn cầu sẽ chứng kiến lợi nhuận đi xướng nhưng họ sẽ trụ vững hơn.

Thay đổi cuối cùng sẽ là không chắc chắn và không phải là một tin tốt đối với các doanh nghiệp: sự gia tăng trong tình trạng độc quyền nhóm và tập trung, khi khu vực tư nhân nhận được khoản tiền mặt dồi dào từ chính phủ và các big tech sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn nữa. Tại Mỹ, 2/3 các ngành công nghiệp đỡ trở nên tập trung hơn kể từ những năm 1990, điều này là suy yếu khả năng tồn tại lâu dài của nền kinh tế. Cử tri, người tiêu dùng và nhà đầu tư nên phản đối ý tưởng này bởi từ đó tình trạng hối lộ sẽ gia tăng, khả năng cạnh tranh yếu đi và tăng trưởng kinh tế chậm lại. 

Tham khảo Economist 

Môi trường kinh doanh toàn cầu sẽ thay đổi chóng mặt sau cuộc khủng hoảng Covid-19, đáp ứng những điều kiện nào sẽ giúp các công ty sống sót? - Ảnh 4.

Tin mới

Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
7 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.
12 năm chỉ dùng Android, tôi tò mò dùng thử iPhone xem thế nào để rồi nhận ra Android vẫn là "đỉnh nhất"
6 giờ trước
iPhone là thiết bị thú vị nhưng sử dụng điện thoại Android vẫn thoải mái nhất.
Suzuki XL7 Hybrid: Sở hữu xe gia đình chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ
5 giờ trước
Suzuki XL7 Hybrid vừa ra mắt đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong phân khúc xe hybrid tại Việt Nam, đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ mới và hiệu suất hoạt động. Mẫu xe này liên tục nằm trong nhóm đầu doanh số xe hybrid, cho thấy mức độ phù hợp với số đông người tiêu dùng.
Vợ Shark Thái: Rất nhiều người bán kem trộn trên TikTok trộn tất cả sản phẩm với nhau không theo một công thức nào cả
5 giờ trước
"Mỹ phẩm nào chả là kem trộn. Câu này đúng nhưng các bạn đừng để bị đánh tráo khái niệm. Một sản phẩm tốt được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố", vợ Shark Thái cho biết.
Nhiều chuyến bay dịp Tết đã gần lấp đầy
4 giờ trước
Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách sớm đặt vé bay để có các mức giá ưu đãi.

Tin cùng chuyên mục

Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
2 giờ trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
3 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.