Môi trường kinh doanh vẫn còn những rào cản “ngầm”

05/03/2019 08:10
Hiện tượng phí bôi trơn vẫn còn tồn tại, hay tình trạng thanh tra kiểm tra quá nhiều cũng khiến cho các doanh nghiệp khó hoạt động yên ổn.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung 2 tháng đầu năm 2019, cả nước có 15.979 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới. Tuy có giảm về số DN đăng kí mới nhưng lại có 10.191 DN quay trở lại hoạt động, do vậy đã nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động lên gần 26.200 DN.

Mặc dù số DN có tăng lên trong 2 tháng đầu năm 2019, nhưng số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng lại là 3.156 DN, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng…

Theo phản ảnh của nhiều chủ DN tư nhân, môi trường kinh doanh cho dù đã có những cải thiện nhất định, song vẫn tồn tại những rào cản ngầm, một trong số đó phải kể đến tình trạng phí bôi trơn vẫn còn tồn tại, hay tình trạng thanh, kiểm tra quá nhiều cũng khiến cho các DN khó hoạt động yên ổn.

Môi trường kinh doanh vẫn còn những rào cản “ngầm” - Ảnh 1.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).


Hay vấn đề làm thủ tục xin giấy phép về đất đai cũng rất nan giải. Theo ông Cường, muốn nhanh thì phải bỏ tiền ra để làm các thủ tục, còn nếu không “chịu chi” thì DN coi như mất cơ hội, rất lâu mới đến lượt được giải quyết. Các DN cho rằng, chính những chi phí ngoài luồng hiện nay đang làm giảm sức cạnh tranh của DN, đó là chưa kể thái độ làm việc của các cán bộ cơ quan quản lý còn gây ra những rào cản, khoảng cách khiến DN ngại tiếp cận…Cụ thể, theo chia sẻ của ông Nguyễn Minh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Sông Hồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), DN muốn yên ổn làm ăn, hàng năm vẫn phải dành riêng một khoản để “bôi trơn” ngành thuế, nếu không sẽ thường xuyên bị hỏi han và “soi mói”.

Cho rằng việc cắt bỏ các điều kiện kinh doanh của một số Bộ vẫn chưa thực chất, nhiều nơi mới chỉ là “đơn giản hóa”, bà Nguyễn Minh Thảo, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) nhận định, số điều kiện kinh doanh được tháo gỡ, cắt giảm chưa nhiều, thậm chí có một số điều kiện kinh doanh sau sửa đổi còn gây thêm khó khăn hơn cho DN.

“Vẫn còn nhiều quy định không rõ ràng, khó tiên liệu, tiềm ẩn rủi ro cho DN. Đáng chú ý, số chứng chỉ hành nghề chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước cấp tồn tại ở hầu hết các lĩnh vực (nhất là trong lĩnh vực xây dựng); nhiều quy định được sửa đổi lại phát sinh thêm số lượng lớn thủ tục, hồ sơ so với quy định trước”, bà Thảo cho biết.

Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ

Giới chuyên gia kinh tế nhận định, với đường lối và chính sách đúng đắn của Chính phủ, môi trường kinh doanh của Việt Nam một vài năm qua đã trở nên thuận lợi hơn. Nhiều rào cản, điều kiện kinh doanh phi lý, không cần thiết đã được gỡ bỏ, tạo thuận lợi hơn cho DN phát triển. Đặc biệt, khi các thủ tục đã được công khai và trực tuyến, các DN đã tiết kiệm được nhiều hơn thời gian cũng như chi phí… Tuy nhiên, trong năm 2019 này, các rào cản vẫn cần tiếp tục phải được tháo gỡ.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho hay, việc tính thuế đối với các DN nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may vẫn bộc lộ sự thiếu công bằng. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã gửi văn bản lên Tổng cục Hải quan kiến nghị về việc DN nhập nguyên phụ liệu về để sản xuất kinh doanh, nhưng khi không đủ năng lực chuyển nguyên phụ liệu sang gia công lại ở DN khác thì không được miễn thuế. Trong khi đó, với những đơn hàng gia công lại được miễn thuế.

“Ở đây có sự thiếu công bằng giữa các DN nhận đơn hàng gia công và các DN nhập nguyên phụ liệu về để gia công. Việc này Hiệp hội đã kiến nghị từ năm 2016 đến nay vẫn chưa thấy có chuyển biến”, ông Cẩm kiến nghị.

Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cần phải tập trung vào các giải pháp giảm chi phí cho DN. Những chi phí rườm rà, ngoài luồng, các loại phí bôi trơn… cần phải được triệt tiêu vì chính những chi phí này kéo giảm sức cạnh tranh của DN. Đáng chú ý, các loại chi phí về giao thông vận tải, logistics, các loại thủ tục xuất nhập khẩu chuyên ngành đang là những gánh nặng trên vai các DN rất cần được nhà quản lý tháo gỡ.

Để việc cắt giảm điều kiện kinh doanh thực chất và hiệu quả hơn, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, với mục tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tạo động lực phát triển cho DN, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, vai trò của các Bộ trưởng là rất quan trọng. Số lượng điều kiện kinh doanh giảm nhiều hay ít, giảm có thực chất hay không, phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu các Bộ, ngành.

Bên cạnh đó, bản thân các DN cũng cần nâng cao nội lực để có thể đứng vững trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không nên chỉ trông chờ vào chính sách, hỗ trợ của nhà quản lý mà cần phải chủ động đầu tư cải tiến thiết bị sản xuất, công nghệ hóa, hiện đại hóa máy móc, mạnh dạn từ bỏ các thiết bị lạc hậu, song song với đó là nỗ lực nâng cao khả năng quản trị để sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững./.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
5 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
4 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
4 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
3 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
2 giờ trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’
17 giờ trước
Chỉ với chiếc xe điện có giá 300 triệu đồng, thương hiệu Trung Quốc đã khiến hãng xe Phương Tây phải cúi đầu sau nhiều năm coi thường.
Range Rover Velar 2024 về Việt Nam cuối năm nay: Màn hình 11,4inch, 3 tùy chọn động cơ, mạnh nhất gần 400 mã lực
18 giờ trước
Land Rover Việt Nam xác nhận Range Rover Velar 2024 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối năm nay.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
18 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
21 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.