Mong một tờ giấy xác nhận, mở ra cơ hội hồi sinh

Những làn sóng của dịch Covid-19 khiến lĩnh vực du lịch đang trong tình trạng “sống dở chết dở”. Nhiều DN lữ hành cho rằng hộ chiếu vắc xin là cơ hội để cứu vãn ngành này.

Những làn sóng của dịch Covid-19 khiến lĩnh vực du lịch đang trong tình trạng “sống dở chết dở”. Nhiều DN lữ hành cho rằng hộ chiếu vắc xin là cơ hội để cứu vãn ngành này.

 

Nguyên Thảo và em gái đồng sở hữu một công ty lữ hành có văn phòng tại TP. Hà Nội. Lúc cao điểm, công ty có khoảng 100 cộng tác viên kinh doanh tham gia chào bán các sản phẩm dịch vụ du lịch.

Làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 ập đến, ngành du lịch lập tức chịu tác động, rơi vào tình trạng đóng băng. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử. Thảo phải chuyển sang bán bảo hiểm trong khi em gái kinh doanh thêm mặt hàng chăn, ga, gối, đệm để nuôi doanh nghiệp du lịch. “Chi phí mặt bằng, lương nhân viên rồi các khoản khác, dù không có doanh thu nhưng chúng tôi vẫn phải trả, chờ ngày du lịch mở cửa trở lại”, Thảo nói.

DN “đuối” sức lo giữ chân người lao động

Cũng trong tình cảnh tương tự như công ty của Thảo, ông Nguyễn Trần Hoàng Phương - Giám đốc Công ty Golden Smile Travel, nhiều lần phải cảm thán khi nói về thực trạng ngành dịch vụ không khói hiện nay.

Mong một tờ giấy xác nhận, mở ra cơ hội hồi sinh
 Băng chuyền hành lý tại sân bay vắng khách mùa dịch

“Chúng tôi gần như kiệt quệ, mệt mỏi bởi việc làm xong đến đợt dịch lại nghỉ, nghỉ xong lại làm. Không gì có thể kiểm soát một cách triệt để và ai cũng lo sợ câu chuyện gãy gánh giữa đường khi đang triển khai các hoạt động lữ hành”, ông Phương chia sẻ.

Sau khi trải qua các đợt dịch trước, kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi lại vào cao điểm nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, công ty của ông Phương đã mời nhân sự về để đẩy mạnh hoạt động. Đáng tiếc, mọi kế hoạch không thành khi đợt dịch thứ tư bùng phát.  

Nhân viên đặt niềm tin vào công ty lúc khó khăn nên công ty không thể buông tay người lao động. Do vậy, Golden Smile Travel đưa ra chính sách để giữ chân người lao động, chờ ngày du lịch mở cửa.

Trên thực tế, các đơn vị kinh doanh lữ hành bị kẹt trong thế buộc phải trả lương, giữ chân người lao động khi không có nguồn thu. Với đặc thù chất xám của người lao động lĩnh vực du lịch rất khó đào tạo, tài sản của doanh nghiệp chính là người lao động.

“Các doanh nghiệp dù cố kiểu gì cũng phải dần ‘thải’ người lao động. Đây là quãng thời gian đau xót khi hàng chục nghìn lao động có kinh nghiệm, có chất xám bị đẩy ra đường”, Chủ tịch HĐQT Công ty Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ phản ánh thực trạng nhân sự du lịch tại một buổi hội nghị với lãnh đạo TP.HCM.

Mong một tờ giấy xác nhận, mở ra cơ hội hồi sinh
Một tour du lịch nội địa trước thời điểm làn sóng dịch thứ 4

Cũng theo ông Kỳ, số người lao động của doanh nghiệp làm việc hiện chỉ còn 50/1.750 người, còn lại ở nhà. Trong bối cảnh đó, các gói hỗ trợ của Chính phủ lại khó tiếp cận. Bởi bản chất các doanh nghiệp lữ hành không thể mang chất xám nhân sự đi thế chấp được khi không có tài sản đảm bảo. Ngân hàng - bên cho vay cũng là doanh nghiệp nên cần có tài sản thế chấp, trong khi các doanh nghiệp lữ hành không có tài sản thế chấp lâu dài, không đủ tài sản để vay. 

Khó tiếp cận vốn qua hệ thống ngân hàng, kể cả với ngân hàng chính sách xã hội, dẫn đến việc doanh nghiệp du lịch đóng cửa gần hết.

“Đa phần các gói hỗ trợ tiếp cận qua tivi là nhanh nhất”, đại diện Vietravel chua xót.

Hộ chiếu vắc xin là cứu cánh?

Giám đốc Golden Smile Travel cho rằng, cơ hội cuối cùng để cứu vãn tình thế cho du lịch là phải có hộ chiếu vắc xin. 

Dù hộ chiếu đó dành cho người Việt Nam hay người nước ngoài thì đều cần thiết. Bởi nếu du lịch hoạt động trở lại thì cũng phải dựa vào hộ chiếu vắc xin, giấy chứng nhận cụ thể chứ không thể nói bằng miệng với nhau là tình hình dịch đã được kiểm soát. 

Doanh nghiệp lữ hành hy vọng các cơ quan liên quan ban hành một bộ quy chế chuẩn, như thế nào là hộ chiếu vắc xin, để các doanh nghiệp du lịch dựa vào đó áp dụng trong quá trình vận hành và điều hành tour cho khách hàng. 

Mong một tờ giấy xác nhận, mở ra cơ hội hồi sinh
Số liệu vận tải hành khách và hàng hóa 6 tháng đầu năm 2021 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

“Làm sao chúng tôi đủ tự tin khi không biết khách hàng là ai? Và khách hàng cũng sao biết được nhân viên chúng tôi an toàn hay chưa? Doanh nghiệp du lịch chỉ cần giấy xác nhận nhân viên du lịch đã được tiêm. Chúng tôi hy vọng, hộ chiếu vắc xin được áp dụng thí điểm trong thời gian tới đây, càng sớm càng tốt”, ông Phương chia sẻ.

Hộ chiếu vắc xin thực chất là giấy chứng nhận cho một người đã tiêm đủ số mũi vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước, thông thường là 2 mũi. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng và triển khai mạnh mẽ chính sách “hộ chiếu vắc xin” để nhanh chóng phục hồi các hoạt động du lịch và giao thương quốc tế.

Bà Cao Thị Tuyết Lan - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt - Viettours - thông tin, một số quốc gia đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho khoảng 60-70% dân số ở mũi thứ nhất và một số nước có 50% dân số tiêm đủ liệu trình 2 mũi. Thời điểm hiện nay, vắc xin chính là điều kiện cứu cánh các doanh nghiệp.

“Hộ chiếu vắc xin chứng tỏ quốc gia đó là an toàn khi đa số người dân đã được tiêm và miễn dịch cộng đồng. Đây là tiêu chí quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế”, bà Lan nói.

Còn theo ông Nguyễn Khoa Luân, Giám đốc Công ty Ảnh Việt Hop on - Hop off Việt Nam, áp dụng hộ chiếu vắc xin đồng nghĩa việc đưa khai báo vào hệ thống của thế giới, với các thủ tục khai báo quốc tế. Từ đó dễ cho quá trình quản lý, kiểm soát cũng như các vấn đề liên quan đến dữ liệu khác.

Tuy nhiên, các thủ tục làm hộ chiếu vắc xin cần có cơ sở khoa học, khai báo chi tiết. Khi cần áp dụng hộ chiếu vắc xin, các dữ liệu về du khách sẽ được minh bạch.

Việc công khai và chuẩn hóa các cơ quan, tổ chức được chỉ định xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin không chỉ có lợi cho du lịch mà còn có ý nghĩa đối với lĩnh vực y tế của Việt Nam, khẳng định sự công nhận, hòa nhập với thế giới về chuẩn mực y tế toàn cầu.

Quảng Định

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
53 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
46 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
22 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.