Moody’s: Doanh nghiệp châu Á phải chấp nhận 'được mùa cau, đau mùa lúa' trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

12/08/2020 08:44
Trong báo cáo gần đây của Moody's, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của các quốc gia khu vực châu Á sẽ có lợi khi nhiều nước trên thế giới đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, việc gia tăng nội địa hoá trên toàn cầu cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với các nhà sản xuất châu Á.

Theo báo cáo của Moody’s thứ 3 vừa qua, ngoại trừ Trung Quốc, nền kinh tế khu vực châu Á sẽ phải chấp nhận "được mùa cau, đau mùa lúa" khi đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, việc gia tăng tỷ lệ nội địa hoá sẽ khiến các doanh nghiệp đa quốc gia chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ hoặc châu Âu.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, việc các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất sẽ có lợi cho các quốc gia có nền kinh tế định hướng theo xuất khẩu trong khu vực châu Á, ngoại trừ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc các nước ngoài khu vực gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, đặc biệt trong các nhóm ngành mang tính chiến lược như dược phẩm sẽ tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất khu vực châu Á. 

Ông Michael Taylor, Giám đốc điều hành của Moody's Investors khu vực châu Á - Thái Bình Duơng cho biết: "Chính phủ và các doanh nghiệp cần đặt việc đảm bảo an ninh nguồn cung bằng cách nâng cao sức mạnh chuỗi cung ứng, lên trên việc cân nhắc chi phí và hiệu quả kinh doanh".

Ông nói thêm: "Các quốc gia khu vực châu Á được hưởng lợi từ đa dạng hóa là những quốc gia có nền tảng kinh tế vững chắc, cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, nguồn nhân lực chất lượng, rủi ro địa chính trị thấp và  đảm bảo an ninh nguồn cung ứng".

Cũng theo báo cáo, nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Nền kinh tế châu Á là khu vực được hưởng lợi nhất trong giai đoạn này, đặc biệt trong việc gia tăng các đơn đặt hàng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Báo cáo cũng chỉ ra, các quốc gia trong khu vực sẽ được hưởng lợi nhiều về tăng trưởng kinh tế nội địa cũng như tăng tỷ lệ việc làm, điển hình như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,...

Mặt khác, các quốc gia cũng sẽ tập trung nội địa hoá trong các lĩnh vực sản xuất như dược phẩm, dụng cụ y tế, sản phẩm công nghệ cao, do vậy nhiều doanh nghiệp sẽ quay về thị trường trong nước. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. 

Các hiệp định thương mại tự do có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của vấn đề này đối với một số nền kinh tế khu vực châu Á. Báo cáo từ Moody’s chỉ ra rằng các quốc gia đang phát triển ở châu Á như Indonesia, Campuchia và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi từ những ưu đãi khi tiếp cận vào thị trường EU và Hoa Kỳ đối với một số hàng hóa theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP). 

Các doanh nghiệp cũng sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hoá sản xuất đối với các sản phẩm mà trước đây phải phụ thuộc vào một nguồn cung cấp duy nhất. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng đối với các sản phẩm như sắt, thép và kim loại cơ bản, các doanh nghiệp cần phải lưu ý về yếu tố an ninh.

Tuy vậy, quá trình định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Lý do là các doanh nghiệp sản xuất đã có mặt ở Trung Quốc trong hơn 20 năm, họ sẽ cần xem xét kỹ lưỡng về việc chuyển đổi năng lực sản xuất của mình từ Trung Quốc sang các nền kinh tế mới nổi. 

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

103.763.087 VNĐ / lượng

3,326.30 USD / toz

0.72 %

- 24.10

Bạc

SILVER

1.014.079 VNĐ / lượng

32.51 USD / toz

0.97 %

- 0.32

Đồng

COPPER

268.382.444 VNĐ / tấn

470.50 UScents / lb

0.01 %

- 0.03

Bạch kim

PLATINUM

30.474.148 VNĐ / lượng

976.90 USD / toz

0.01 %

+ 0.10

Nickel

NICKEL

407.382.981 VNĐ / tấn

15,745.00 USD / mt

0.00 %

- 0.00

Chì

LEAD

49.845.876 VNĐ / tấn

1,926.50 USD / mt

0.88 %

+ 16.80

Nhôm

ALUMINUM

61.662.440 VNĐ / tấn

2,383.20 USD / mt

0.23 %

- 5.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Cảnh tượng chưa từng thấy ở 'phố vàng' Hà Nội
14 giờ trước
Sáng sớm 18/4, hàng trăm người đổ về phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) xếp hàng mua vàng khi giá lên tới 120 triệu đồng/lượng, nhiều cửa hàng treo biển hết hàng, chỉ mua vào chứ không bán ra.
Thị trường ngày 18/4: Dầu bật tăng, vàng giảm, gạo thấp nhất 22 tháng
1 ngày trước
Chốt phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu bật tăng 3% do kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại và lệnh trừng phạt mới đối với Iran. Đà tăng kỷ lục của giá vàng tạm dừng do nhà đầu tư chốt lời.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
1 ngày trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Khách mua 1 chỉ vàng, cửa hàng hẹn 10 ngày sau trả
1 ngày trước
Sáng 17/4, giá vàng đắt nhất lịch sử ở 118 triệu đồng/lượng và người dân vẫn kéo nhau đi mua, nhiều cửa hàng rơi cảnh khan hiếm, có nơi không còn vàng trả cho khách.