Cụ thể, các ngân hàng mà Moody's xếp hạng đã đạt được tỷ suất sinh lợi/ tổng tài sản cao hơn trong 2 năm qua, từ mức 0,9% năm 2017 lên 1,1% năm 2018. Thu nhập ròng của các ngân hàng tăng 35% đạt 70 nghìn tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD) năm 2018, mặc dù có sự điều chỉnh về tăng trưởng tín dụng.
Trong năm 2019, các ngân hàng Việt được xếp hạng sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn nữa, vẫn là nhờ sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngày càng lớn và chi phí tín dụng thấp hơn", Rebaca Tan, chuyên viên phân tích tại Moody’s cho biết.
Rebaca Tan nói thêm "Tăng trưởng tín dụng vẫn sẽ ổn định so với năm trước vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang kiểm soát chặt chẽ hơn và chất lượng tài sản sẽ được cải thiện hơn nữa, khi các nhà băng tiếp tục làm sạch bảng cân đối kế toán của họ".
Vốn hóa của các ngân hàng cũng sẽ được tăng cường nhờ khả năng sinh lời được cải thiện và tăng trưởng tín dụng ổn định.
Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng vẫn sẽ thiếu vốn để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn Basel II, chuẩn bị có hiệu lực từ năm 2020. Do đó, việc huy động vốn, chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là tâm điểm chú ý của các ngân hàng trong năm 2019, bởi thị trường vốn Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phát triển.
Moody’s cũng chỉ ra rằng, mặc dù sức khỏe tài chính của các ngân hàng đã được cải thiện, nhưng sự cạnh tranh gay gắt để thu hút các khoản đầu tư tư nhân sẽ các ngân hàng khó khăn hơn trong việc tăng vốn năm 2019.