"Chúng ta đang ở trong thị trường gấu", Michael Wilson - chiến lược gia của Morgan Stanley cho biết trong một bản báo cáo gửi tới khách hàng vào hôm thứ Hai.
Mặc dù nền kinh tế Mỹ rất mạnh, nhưng Wison vẫn lập luận rằng thị trường đang chứng kiến sự giảm tốc rất mạnh của tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của các công ty. "Trong khi rõ ràng rằng 2018 không phải là năm của sự suy thoái, thì thị trường lại đang chứng minh rằng những tin xấu đang đến", theo Wilson, có quan điểm hoài nghi về thị trường trong nhiều tháng.
Tình hình rất đáng ngại khi Phố Wall đang phải vật lộn với một đợt bán tháo khác. Dow Jones đã giảm gần 400 điểm vào phiên giao dịch hôm thứ Hai. Trong đó, chỉ số Nasdaq giảm 3%. Những cổ phiếu công nghệ đình đám Amazon, Facebook, Netflix đều sụt giảm. Và Apple cũng không ngoại lệ, thậm chí còn tệ hơn, cổ phiếu giảm mạnh do mối lo về nhu cầu khách hàng đối với mẫu iPhone mới nhất.
40% thành viên của S&P 500 đã ở trong thị trường gấu
Bất chấp những hỗn loạn gần đây, thị trường con bò kéo dài dài nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, đi sâu vào vấn đề thì thị trường con bò có vẻ đang bị "bao vây". Morgan Stanley lưu ý rằng hơn 40% thành viên thuộc chỉ số S&P 500 đã chứng kiến mức giảm ít nhất là 20%.
Chỉ số S&P 500 đang giao dịch ở mức thấp kỷ lục, thấp hơn khoảng 9% so với mức đỉnh, đủ điều kiện để xếp vào tình trạng thị trường con gấu.
Một trong những mối lo ngại lớn nhất đó là việc Fed nâng lãi suất nhanh hơn nền kinh tế có thể đáp ứng. Những yếu tố tín dụng nhạy cảm của nền kinh tế, đặc biệt là ôtô và nhà ở, đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Wilson cho biết rằng không có khả năng Fed sẽ "cứu trợ" các nhà đầu tư bằng cách lùi lại thời gian nâng lãi suất.
Nói một cách chính xác, thị trường chứng khoán không còn tự phục hồi sau những đợt giảm liên tiếp. Trong năm nay, chỉ số S&P 500 đã giảm nhẹ vào những ngày lợi nhuận hàng tuần ở mức âm, theo Morgan Stanley. Điều này đã không xảy ra kể từ năm 2002.
Các nhà đầu tư đã bắt đầu bán phá giá các cổ phiếu riêng lẻ, kể cả sau khi các công ty công bố báo cáo lợi nhuận cao hơn dự kiến. Đó không phải là dấu hiệu tốt. Wilson viết: "Theo quan điểm của chúng tôi, tình trạng bán tháo cổ phiếu khi những tin tốt đang đến, đó chính là thị trường gấu."
Goldman Sachs: Nên mua cổ phiếu
Tất nhiên, rất nhiều người ở Phố Wall tin rằng đây chỉ là sự điều chỉnh nhẹ khi thị trường điều chỉnh đối với mức tăng trưởng chậm hơn. Nền kinh tế Mỹ tiếp tục có diễn biến mạnh mẽ hơn so với các nước khác. Và lợi nhuận công ty được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong năm tới, ngay cả khi ở tốc độ chậm hơn.
Goldman Sachs đang tiếp tục thúc giục các khách hàng mua cổ phiếu Mỹ kể cả khi công ty này tin rằng tăng trưởng GDP trong nước sẽ chậm lại ở mức 2,5% trong năm 2019 và 1,6% trong năm 2020.
David Kostin, giám đốc chiến lược cổ phần tại Mỹ của Goldman Sachs, cho biết chỉ số S&P 500 có thể sẽ rớt xuống mức 2850 điểm vào cuối năm nay, giảm gần 6% so với mức điểm của phiên giao dịch ngày thứ Hai.
Không phải là vòng lặp của năm 2008
Tin tốt ở đây là không chỉ "những con gấu" của cuộc khủng hoảng 2008 - 2009 đã kéo tụt S&P 500, thổi bay hơn một nửa giá trị của chỉ số này. Trên thực tế, Wilson đã lập luận trước đó rằng đây sẽ là sự suy thoái ngắn hạn, được biết đến là thị trường gấu "theo chu kỳ". Ông cho biết tình trạng này sẽ xảy ra khi thị trường tăng giá dài hạn hoặc diễn ra trong khoảng thời gian dài.
Hôm thứ Hai, Wilson cho biết có thể sẽ có rủi ro "hạn chế" đối với sự lao dốc của S&P 500 bởi những mức định giá đã đều giảm xuống. Và điều này cũng giúp các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư chủ động khác kiểm soát rủi ro một cách đáng kể.
Tuy nhiên, Wilson thúc giục khách hàng đừng để bị mắc kẹt bởi sự hồi phục chỉ mang tính thoáng qua của thị trường. Ông viết: "Đây là thị trường con gấu và nó nên được giao dịch với tình trạng như vậy, tức là bán khi thị trường giảm hơn là mua khi thị trường tăng."