Một chỉ số kinh tế vĩ mô mà Việt Nam chỉ đứng sau Philippines, và cao hơn Malaysia, Singapore, Thái Lan...

10/11/2021 09:12
Để đánh giá một nền kinh tế, không chỉ có vấn đề tăng trưởng GDP, mà còn nhiều chỉ tiêu quan trọng khác như thu nhập quốc gia (GNI – gross National income), thu nhập quốc gia khả dụng (NDI – National disposable income), thu nhập từ sở hữu, chi trả sở hữu, chuyển nhượng (cơ bản là kiều hối) và tiết kiệm (saving). Đây đều là những chỉ số phản ánh nguồn lực thực sự của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, nếu chỉ nhìn vào quy mô GDP để đánh giá nguồn lực kinh tế thì vẫn chưa phản ánh hết nguồn lực thực sự của nền kinh tế. Nguồn lực của nền kinh tế là chỉ tiêu tiết kiệm, tiết kiệm là nguồn lực cơ bản để tái đầu tư.

Cụ thể, nguồn tiết kiệm = thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) – tiêu dùng cuối cùng (của hộ gia đình và của Chính phủ).

Như vậy, trường hợp tiết kiệm không đủ để đầu tư thì nền kinh tế phải đi vay. Theo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP luôn thấp hơn tỷ lệ đầu tư so với GDP và đang có xu hướng giảm dần. Điều này cũng đồng nghĩa với Việt Nam phải đi vay từ nước ngoài để đầu tư.

Một chỉ số kinh tế vĩ mô mà Việt Nam chỉ đứng sau Philippines, và cao hơn Malaysia, Singapore, Thái Lan... - Ảnh 1.

Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là 29,88%; năm 2016 đạt 29,58%; năm 2017 đạt 29,12%; 2018 đạt 29,20%; 2019 đạt 29,40%; năm 2020 đạt 29,11%. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP đạt 29,27%, thấp hơn giai đoạn 2011-2015.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, với chính sách thắt chặt chi tiêu, Chính phủ đã cắt giảm một số khoản chi thường xuyên cho các hoạt động điều hành vĩ mô, kiểm soát và hạn chế các dự án đầu tư bằng ngân sách Nhà nước. Nhờ đó, tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước đã giảm từ 7,11%/năm bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống còn 6,62%/năm bình quân giai đoạn 2016-2020.

Trong đó, năm 2019, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước chỉ tăng 5,80%, mức thấp nhất kể từ năm 2003 trở lại đây. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, Chính phủ đã chi tiêu nhiều hơn để kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, ước tính tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước tăng 6,16% so với năm 2019.

Tiêu dùng hộ gia đình là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2016-2019, nhờ tiêu dùng bình quân năm của hộ gia đình tăng cao 7,32% đã đưa kinh tế tăng trưởng 6,78%/năm. Năm 2020, kế hoạch tăng lương theo lộ trình của Chính phủ không thực hiện được trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Các doanh nghiệp phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp trong đó có cả các biện pháp tinh giảm lao động (cắt giảm, nghỉ luân phiên…), tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, thu nhập của người dân bị hạn chế, từ đó dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình trong giai đoạn này giảm sút đáng kể, sức mua kém cho dù Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp kích cầu.

Tính chung tiêu dùng hộ dân cư giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 5,93%/năm, trong đó năm 2020 chỉ tăng 0,58%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020.

Bình quân năm trong giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng của tích lũy tài sản trong GDP đạt 26,65%, giảm 0,88 điểm phần trăm so với tỷ trọng 27,53% của giai đoạn 2011-2015. Trong giai đoạn này, tỷ trọng tích lũy tài sản trong nền kinh tế có xu hướng giảm.

Một chỉ số kinh tế vĩ mô mà Việt Nam chỉ đứng sau Philippines, và cao hơn Malaysia, Singapore, Thái Lan... - Ảnh 2.

Năm 2016, tỷ trọng tích lũy tài sản trong GDP chiếm 26,58%; năm 2018 chiếm 26,53%; năm 2019 chiếm 26,84%; năm 2020 chiếm 26,66%; bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm 26,6%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015 (27,5%).

Về tốc độ tăng, năm 2016 tích lũy tài sản tăng 9,71%; năm 2017 tăng 9,8%; năm 2018 tăng 8,22%; năm 2019 tăng 7,91%. Bình quân giai đoạn 2016-2019, tích lũy tài sản tăng 8,91%/năm, trong đó tích lũy tài sản cố định tăng 9,26%/năm; thay đổi tồn kho tăng 5,32%/năm.

Một chỉ số kinh tế vĩ mô mà Việt Nam chỉ đứng sau Philippines, và cao hơn Malaysia, Singapore, Thái Lan... - Ảnh 3.

So với các nước trong ASEAN, tốc độ tăng tích lũy tài sản của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019 chỉ đứng sau Philippines (11,2%) và cao hơn các nước Indonesia (5,4%); Malaysia (1,2%); Singapore (3,9%); Thái Lan (4,9%).

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tích lũy tài sản năm 2020 đã giảm sút để tập trung nguồn lực phòng, chống dịch bệnh nên chỉ tăng 4,12%, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2013, đưa tốc độ tăng bình quân tích lũy tài sản giai đoạn 2016-2020 đạt 7,93%/năm và cao hơn 3,61%/năm của giai đoạn 2011-2015.

Thực tế, tiết kiệm lớn hơn đầu tư cho thấy nguồn lực của nền kinh tế là ổn, tuy nhiên nguồn lực này ngày càng có xu hướng nhỏ đi. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, ngay cả khi tiết kiệm lớn hơn đầu tư, nhưng bình quân tỷ lệ nợ phải trả/trên vốn chủ sở hữu của cả nền kinh tế tăng từ 2,1 giai đoạn 2011 – 2016 lên 2,5 năm 2017. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế vẫn đang vay tương đối nhiều.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
11 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
11 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
11 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
16 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.