Một chút hoang tưởng và bí quyết thành công của CEO được trả lương cao bậc nhất thế giới

11/03/2020 20:27
Trong nhiệm kỳ 15 năm của mình, Bob Iger đã đưa công ty giải trí Mỹ Walt Disney từ một doanh nghiệp có lợi nhuận vừa phải, lên tầm một trong những thế lực lớn mạnh nhất thế giới về công nghệ và nội dung.

"Tôi không biết 'kẻ gây rối' có phải là từ đúng để mô tả về tôi khi đó không, nhưng tôi đã luôn sẵn sàng nắm lấy một số cơ hội". Đó là lời giải thích của Bob Iger, 69 tuổi, về phương pháp ông điều hành Disney.

Trong nhiệm kỳ 15 năm, ông Iger đã đưa công ty giải trí Mỹ từ một doanh nghiệp có lợi nhuận vừa phải, bị đe dọa bởi những tên tuổi mới nổi như Netflix và Amazon, lên tầm một trong những thế lực lớn mạnh nhất thế giới về công nghệ và nội dung.

Vốn hóa thị trường của Disney tăng vọt từ 2,5 tỷ USD trong năm 2015 lên 10,4 tỷ USD năm 2019. Con số này khiến ông Iger trở thành một trong những ông chủ được tôn sùng (và được trả lương cao) nhất thế giới.

Hôm 25/2, ông Iger một lần nữa thể hiện sự phá cách bằng việc tuyên bố rời văn phòng, có hiệu lực ngay lập tức. Ông đã công khai ý tưởng nghỉ hưu nhiều lần nhưng sau đó thay đổi ý kiến. Năm 2016, người tiếp quản công ty bị loại bỏ. Ông đã gia hạn hợp đồng cho mình thêm 2 lần nữa kể từ đó và dự kiến vẫn tiếp tục là CEO trong vài năm nữa.

Ông sẽ duy trì vị trí chủ tịch điều hành, tập trung vào mảng sáng tạo của hãng đến năm 2021 nhưng đã trao quyền điều điều hành hàng ngày cho Bob Chapek, người gần đây chủ yếu điều hành hệ thống công viên giải trí Disney, một lựa chọn an toàn.

Động thái đột ngột này đã khiến giá cổ phiếu của công ty giảm 4%. Theo The Economist, để làm yên lòng các nhà đầu tư, ông Chapek nên học hỏi 3 bài học từ người tiền nhiệm. Các giám đốc điều hành khác ở Tinseltown và cả những nơi khác cũng nên học hỏi Bob Iger.

3 bài học từ Bob Iger, ông hoàng của Walt Disney, một trong những ông chủ thành công nhất Hollywood - Ảnh 1.

Bob Iger, ông hoàng của Walt Disney. Ảnh: People Matters

Những bài học từ Iger

Sự sáng suốt thứ nhất của ông Iger là vấn đề chất lượng sản phẩm, hay nói theo cách của Hollywood, là "content is king" - nội dung mang tính quyết định. Ông Iger không nghi ngờ gì khái niệm cũng được nhiều học giả tán đồng này, rằng nội dung sẽ trở thành hàng hóa khi xu thế chuyển đổi quyền lực không thể đảo ngược từ người sáng tạo sang nhà phân phối.

Niềm tin vào nội dung đã khiến Iger xâu chuỗi được thành chuỗi kinh doanh trong làn sóng cuồng mua sắm mạo hiểm. Ngay sau khi tiếp quản vào năm 2005, ông đã chi 7,4 tỷ USD để mua Pixar, hãng hoạt hình nổi tiếng sản xuất phim "Toy Story". 3 năm sau, ông mua Marvel Entertainment, với của các siêu anh hùng trong loạt truyện Avengers, với giá 4 tỷ USD.

Năm 2012, ông đánh bại Rupert Murdoch,ông chủ đế chế truyền thông Fox, khi mua lại Lucasfilm, công ty sản xuất Star Wars với giá 4 tỷ USD hoặc hơn. Chỉ riêng 3 thương vụ mua lại đã đem về doanh thu 36 tỷ USD cho Disney.

Năm ngoái, hàng loạt phim bom tấn của Disney ra đời, gồm "The Lion King" (Walt Disney Pictures), "Frozen 2" (Walt Disney Animation Studios), "Toy Story 4" (Pixar) và "The Rise of Skywalker" (Lucasfilm).

"Chúng giúp Disney chiếm lĩnh một phần ba thị trường phim Mỹ và thu về 10 tỷ USD từ các phòng vé trên toàn cầu. Cuộc mua bán thứ tư, mua lại 20th Century Fox của ông Murdoch trong năm 2019 với giá 71 tỷ USD, cho đến nay là tham vọng nhất của ông (và cũng nhiều khả năng gây ra nhiều vấn đề nhất).

Điều thứ hai để học hỏi từ tài lãnh đạo của ông Iger là sự tin tưởng vào tài năng. Phần lớn các công ty trong guồng quay công nghiệp, khi công ty lớn mua công ty nhỏ, nhà quản lý của công ty mua sẽ bảo vệ và áp dụng văn hóa doanh nghiệp của họ cho bên bị mua. Thay vào đó, ông Iger lại để Pixar dẫn dắt toàn bộ team hoạt hình trong nhà của ông.

Cách tiếp cận thực tế và tôn trọng thành tựu của công ty khác giúp thuyết phục những người khó tính như George Lucas, người sáng lập Lucasfilm, hay Isaac Perlmutter, chủ tịch Marvel, trao lại những đứa con tinh thần ấp ủ của họ.

3 bài học từ Bob Iger, ông hoàng của Walt Disney, một trong những ông chủ thành công nhất Hollywood - Ảnh 2.

Ông Bob Iger (trái) và Bob Chapek. Ảnh: Variety

Bài học thứ ba, cũng là quan trọng nhất: một chút hoang tưởng có thể lại có hiệu quả. Không có ông chủ nào thành công mà không có sự tự tin tối cao, ông Iger cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ông đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng ông sẵn sàng xem xét lại các quan điểm của mình và sửa đổi các chiến lược khi bối cảnh kinh doanh thay đổi.

Trong một lần tới Disneyland Hong Kong khi ông mới giữ chức CEO, Iger nhận ra rằng người dân Trung Quốc thích các nhân vật của Pixar hơn là Chuột Mickey, ông đã gạt Walt Disney sang một bên và hướng về mô hình công ty hiện đại.

Điều này càng đặc biệt rõ ràng dưới sự bảo hộ của ông cho công nghệ phát trực tuyến kỹ thuật số (digital streaming). Tin chắc rằng sự tác động của kỹ thuật số không phải là cú hích mà trái lại, là một mối đe dọa lớn, ông đặt cược tương lai của Disney vào sự chuyển đổi mô hình phân phối truyền thống, từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, sang mô hình đang tăng trưởng mạnh mẽ là trực tiếp tới tay khách hàng, mà Netflix là người đi đầu.

Sự chuyển đổi này được thúc đẩy một phần bởi sự suy giảm trong cách tiếp cận truyền thống là nội dung gắn với giá cước cao của truyền hình trả tiền, xu hướng đã tác động mạnh đến kênh thể thao ESPN của Disney. Đó là một canh bạc rất lớn. Ông cần thuyết phục hội đồng quản trị chấp nhận đặt lợi nhuận kinh doanh đang có vào thế rủi ro và các nhà đầu tư phải chi ra những khoản khổng lồ vào hôm nay để đổi lấy cổ tức kỹ thuật số không chắc chắn vào ngày mai.

Ngày 12/11, công ty đã cho ra mắt Disney+, một dịch vụ phát trực tuyến tại Mỹ và một số thị trường khác. Đến cuối ngày, dịch vụ đã có 10 triệu người đăng ký. Sau đó, nó đã có thêm 20 triệu người theo dõi khác và 30 triệu người trả tiền để xem Hulu, một dịch vụ streaming cũ mà ông Iger mua lại năm 2019. Ngày càng nhiều người trả tiền cho Disney mỗi tháng hơn là cho truyền hình cáp từ Comcast hoặc AT&T.

Iger ra đi

Ông Iger để lại cho người kế nhiệm một công ty trong trạng thái khỏe mạnh nhưng cũng nằm giữa hai sự chuyển đổi: kỹ thuật số và sự tổ chức với sự tham gia của 20th Century Fox. Hai điều này sẽ kiểm tra xem liệu ông Chapek có học hỏi được bài học gì từ Iger hay không. Ông Chapek chắc chắn có cùng niềm tin với người tiền nhiệm về tầm quan trọng của thương hiệu và nội dung với trải nhiệm thời thơ ấu đến Walt Disney World.

Bài kiểm tra lớn về sự tôn trọng của ông đối với những tài năng có quan điểm cá nhân mạnh mẽ sẽ khiến Kevin Mayer, giám đốc bộ phận kinh doanh trực tiếp với khách hàng của Disney, phải dừng chân.

Thách thức lớn hơn nữa nằm trong việc tích hợp với một người khổng lồ như 20th Century Fox, thương vụ mua lại lớn hơn Pixar, Marvel và Lucasfilm cộng lại. Điều này đòi hỏi mức độ thích nghi lớn, thậm chí cũng là bài toán khó với chính ông chủ cũ. Và như vậy, ông Iger đã chào tạm biệt trước khi bài toán khó nhất của ông được giải đáp.

Tham khảo The Economist

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
44 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
57 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
40 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.