Trong cả thập kỷ qua, phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam luôn là bài toán khó chưa có lời giải. Vì vậy, các tập đoàn sản xuất lớn trong và ngoài nước phải dành nguồn lực lớn để nhập khẩu nguyên phụ liệu và các linh kiện lắp ráp, từ đó giảm lợi thế cạnh tranh.
Chính vì vậy, các hãng sản xuất, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia luôn đau đầu tìm kiếm nhà cung cấp trong nước để có thể mang lại các giá trị lớn nhất cho khách hàng, đặc biệt là về giá cả còn các nhà sản xuất trong nước thì chen chân vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ bởi đây là mảng đem lại lợi nhuận kinh tế và xã hội lớn.
An Phát Holdings trong những năm gần đây đã dành phần lớn nguồn lực và sự đầu tư của mình để tập trung vào mảng công nghiệp hỗ trợ. Năm ngoái, Tập đoàn này đã mua lại Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (hose:NHH) và tham vọng biến NHH thành "doanh nghiệp số 01 trong ngành công nghiệp nhựa hỗ trợ Việt Nam". NHH là doanh nghiệp chuyên cung cấp linh kiện nhựa, phụ tùng ô tô xe máy cho các hãng Honda, , Piaggio, Toyota…
Bên cạnh NHH, trong vòng 1 năm trở lại đây, An Trung Industries - công ty thành viên của APH đang được đầu tư lớn về máy móc, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để có thể hiện thực hóa tham vọng của APH trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong buổi tiếp đón báo giới và khách thăm quan mới đây, An Trung đã cho thấy tiềm năng khá lớn của mình. Nhà máy này có diện tích 13.000 m2 với khoảng 42 dây chuyền sản xuất, toàn bộ đều được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, An Trung tập trung sản xuất chủ yếu các sản phẩm linh kiện nhựa điện tử với sản lượng khoảng 9.000.000 sản phẩm/tháng.
Tuy không tiết lộ rõ ràng về việc đang cung cấp cho khách hàng nào, nhưng đại diện APH cho biết con đường để trở thành nhà cung cấp cho các hãng sản xuất lớn của An Trung là vô cùng gian nan, kể cả việc chấp nhận rủi ro tức là đầu tư rồi nhưng khả năng bị loại là hoàn toàn có thể xảy ra. Tiêu chí tuyển chọn nhà cung cấp của tất cả các hãng sản xuất hầu như đều dựa trên 3 yếu tố sống còn là: Chất lượng – Giá cả - Thời gian. Tuy nghe nói thì đơn giản nhưng để vượt qua 3 tiêu chí này là cả một câu chuyện dài. Nhà cung cấp phải có đủ tiềm lực cả về kinh tế, nguồn vốn, cơ sở vật chất và nhân lực; phải chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để nâng cấp hoặc đầu tư mới toàn bộ dây chuyền sản xuất bởi yêu cầu của nhà sản xuất với các nhà cung ứng rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo cung cấp ra thị trường các sản phẩm có chất lượng toàn cầu, sản phẩm làm ra ở Việt Nam phải đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn giống như được sản xuất ở Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… hay bất kì một quốc gia nào khác. Quy trình quản lý của nhà máy cũng phải hiện đại, đạt tiêu chuẩn 5S, ISO…Trong vòng hơn 1 năm, An Trung đã vượt qua được cả "hệ thống" tiêu chuẩn khắt khe do các nhà sản xuất lớn nhất đề ra. Được biết, An Trung hiện nay cũng đang là nhà cung cấp cho một hãng điện thoại mang thương hiệu Việt.
Hiện nay, nhà máy của An Trung đang được đặt tại khuôn viên của khu tổ hợp An Phát Complex. Đây là dự án thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (An Phát Plastic, hose: AAA), công ty thành viên "nổi bật" nhất của APH tại thời điểm này. Tháng 3 vừa qua, An Phát Plastic là 1 trong 3 doanh nghiệp toàn quốc được phái đoàn ngoại giao của Lãnh đạo Kim Jong Un đến thăm.
Thông tin về Tập đoàn An Phát Holdings (APH):
APH là Tập đoàn nhựa kĩ thuật cao và thân thiện với môi trường hàng đầu Đông Nam Á. HIện nay, An Phát Holdings đang mở rộng hoạt động trên 6 lĩnh vực kinh doanh chính là: nhựa sinh học, nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa kỹ thuật, hóa dầu và xơ sợi với 12 nhà máy, 11 công ty thành viên và trên 4.500 lao động trên toàn quốc. Trong năm qua, APH đã đầu tư cho nhiều dự án lớn như tái khởi động nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PV Tex), mua lại Khu Công nghiệp Kenmark của Đài Loan (nay đổi tên là An Phát Complex)