Một cuộc chạy đua đang diễn ra dưới các lệnh trừng phạt: Nga, Iran đua nhau bán hàng hóa giá rẻ cho Trung Quốc, Ấn Độ

23/07/2022 10:51
Nga và Iran, 2 quốc gia vốn đang cùng phải chịu những lệnh trừng phạt lại đang cạnh tranh lẫn nhau để thu hút khách hàng là Ấn Độ và Trung Quốc – 2 trong số những thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới mua hàng hóa của họ với giá rẻ. Ai đang chiếm ưu thế?

Thị trường châu Á hấp dẫn  

Iran và Nga đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết để bán dầu, các sản phẩm thô tinh chế và kim loại ở Ấn Độ, Trung Quốc và khắp châu Á.

Cuộc tranh giành thị phần giữa Iran và Nga cung cấp một ví dụ rõ ràng về việc xung đột đang làm khuynh đảo các thị trường năng lượng toàn cầu, đánh bật Moscow ra khỏi thị trường phương Tây nhưng tái xuất ở những thị trường khác. Ấn Độ và Trung Quốc - hai trong số những thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới phần lớn giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột này. Họ đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây và "say sưa" mua dầu và kim loại giá rẻ của Nga.

Cuộc đua này đã lan rộng ra khắp các nước châu Á, tiếp cận các thị trường nhỏ hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Afghanistan. Iran và Nga đều đang bị vùi dập bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

"Một mức giá không thể tin được," một thương nhân Iran nói về mức chiết khấu 30 USD/tấn mà người mua Ấn Độ và Trung Quốc muốn để phù hợp với giá thép của Nga.

Ông Henry Rome, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Eurasia Group về chính trị vĩ mô toàn cầu và Trung Đông cho biết, cạnh tranh sẽ làm tổn hại đến khả năng tránh các lệnh trừng phạt của Iran, làm giảm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hạt nhân với châu Âu và Mỹ.

Trong thập kỷ qua, Iran đã mài dũa cách để tránh các lệnh trừng phạt bằng cách bán dầu cho Trung Quốc, nước chưa bao giờ thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt hạt nhân của Mỹ và gửi các nhiên liệu hóa thạch đã qua xử lý như nhựa đường, hóa dầu, xăng và khí hóa lỏng đến các thị trường ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E. và Afghanistan.

Chiến lược này đã từng mang lại kết quả. Theo Ngân hàng trung ương của Iran, giá trị bán dầu quốc tế của Iran đã tăng 91% trong 9 tháng tính đến tháng 12 năm ngoái, lên mức 27,9 tỷ USD, một nửa thu nhập xuất khẩu của đất nước. Tuy nhiên những thành tựu đó đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi các công ty và thương nhân dầu mỏ của Nga đang chuyển sang sân sau của Iran sau khi bị ngừng hoạt động kinh doanh ở thị trường châu Âu.

Một cuộc chạy đua đang diễn ra dưới các lệnh trừng phạt: Nga, Iran đua nhau bán hàng hóa giá rẻ cho Trung Quốc, Ấn Độ - Ảnh 1.

Ẩnh minh họa. Nguồn: WSJ

Người khốn cạnh tranh với kẻ khó

Ông Hamid Hosseini, người phát ngôn của Liên minh các nhà xuất khẩu dầu, khí và hóa dầu Iran đã nói rằng những hành động này đang phá hủy thị trường.

Trên khắp châu Á và vùng Caucasus, Nga đang bán khí hóa lỏng ở mức 300 USD/tấn, bằng một phần ba so với giá thông thường là 900 USD. Dầu diesel ở mức 900 USD/tấn so với giá quốc tế là 1.200 USD/tấn.

Việc Nga bán dầu thô chiết khấu cho các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cũng đã gây khó khăn cho các nhà kinh doanh dầu Iran. Iran đã duy trì hoạt động buôn bán bán bí mật đối với nhựa đường chiết khấu với Ấn Độ. Giờ đây, Ấn Độ đang thu mua một lượng lớn dầu của Nga với mức chiết khấu cao tới 40 USD/thùng so với giá quốc tế, khiến việc lọc dầu trong nước rẻ hơn nhiều so với trước đây.

"Chúng tôi không thể cạnh tranh với họ," ông Hosseini nói.

Hiện tượng tương tự cũng bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc, khách hàng dầu thô lớn nhất của Iran.

Doanh số bán hàng của Iran ban đầu khá ổn định ở Trung Quốc, mặc dù giá cao hơn Nga 10 USD/thùng. Iran bán với giá chiết khấu thấp hơn khoảng 30 USD so với giá dầu thô Brent, mức chuẩn quốc tế, ở mức trên 110 USD/thùng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên giờ đây Nga bán với giá giảm khoảng 40 đô la đối với dầu thô Brent.

Dầu thô của Nga đã bắt đầu tìm được khách hàng ở Bắc Kinh khi những khách hàng này ít phải chịu sự trừng phạt hơn từ Mỹ và châu Âu khi mua dầu của Nga. Trong tháng 5 vừa qua, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Trung Quốc đã tăng 25% lên gần 2 triệu thùng/ngày theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc.

Ngược lại, doanh số bán dầu thô của Iran sang Trung Quốc gần như đã giảm một nửa xuống 395.000 thùng/ngày trong cùng thời kỳ, theo nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa Kpler.

Tuy nhiên việc mua bán hàng hóa đã không gây ra rạn nứt ngoại giao công khai giữa Iran và Nga. Vào tháng 5, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, cũng là Giám đốc năng lượng của đất nước, cho biết hai nước sẽ vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách làm việc cùng nhau. Iran và Nga có kế hoạch thúc đẩy thương mại của họ lên gấp 10 lần lên 40 tỷ USD hàng năm, từ 4 tỷ USD vào năm ngoái, với doanh số bán quần áo và phụ tùng ô tô của Iran, lúa mì Nga và hành lang hàng hóa quá cảnh sang Ấn Độ.

Một số giám đốc điều hành Iran đã nói rằng quan hệ đối tác với Nga cũng không tốt cho hoạt động kinh doanh.

Ở Fujairah (UAE) có một trung tâm thương mại và lưu trữ lớn cho dầu và các sản phẩm tinh chế, dầu nhiên liệu của Nga đang bán với giá thấp hơn 35 USD/tấn cho người mua châu Á, một thương nhân Iran cho biết. Theo Kpler, Nga đã giao kỷ lục 116.000 thùng dầu/ngày cho Fujairah vào tháng 6, gần gấp 6 lần so với hồi tháng 1.

Về phần các công ty Nga, họ có rất ít sự lựa chọn. Các bể chứa dầu và nhiên liệu dư thừa của Nga đã đầy ở Nga, Hà Lan và U.A.E.

"Họ đang cần bán," nhà kinh doanh dầu Iran nói.

Theo WSJ

https://cafef.vn/mot-cuoc-chay-dua-dang-dien-ra-duoi-cac-lenh-trung-phat-nga-iran-dua-nhau-ban-hang-hoa-gia-re-cho-trung-quoc-an-do-20220722112126464.chn

Tin mới

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
3 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
3 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
2 giờ trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
58 phút trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
40 phút trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.891.074 VNĐ / thùng

73.77 USD / bbl

0.97 %

- 0.72

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.812.888 VNĐ / thùng

70.72 USD / bbl

0.67 %

- 0.48

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.786.730 VNĐ / m3

4.01 USD / mmbtu

1.54 %

+ 0.06

Than đá

COAL

2.631.405 VNĐ / tấn

102.65 USD / mt

0.34 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Samsung ra mắt thế hệ AI TV 2025: Điều khiển không cần remote, thiết kế hình nền bằng AI
18 giờ trước
Samsung tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ các tính năng về AI với mục tiêu biến TV thành trung tâm điều khiển ngôi nhà trong thế hệ AI TV 2025.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
20 giờ trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Rời xa khí đốt Nga, châu Âu gặp bão tố: Cần lượng LNG khổng lồ để ‘chạy KPI’, phải mua với giá 'cắt cổ' để tranh giành với châu Á
22 giờ trước
Các địa điểm lưu trữ khí đốt trên khắp EU phải đạt tỷ lệ lấp đầy 90% vào ngày 1/11 khiến châu Âu đang rơi vào tình trạng ‘mất ăn mất ngủ’.
Nhờ 1 mũi khoan 5.000m xuống đáy biển, quốc gia nhỏ bé chưa đến 1 triệu dân đổi đời - sắp thành 'petrostate' bình quân đầu người cao nhất thế giới
1 ngày trước
Chỉ trong 6 năm, một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ, Guyana, đã nổi lên như một một petrostate (quốc gia dầu mỏ) mới của thế giới. Thậm chí, quốc gia với dân số chưa đến 1 triệu người này còn sắp trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nam Mỹ.