Một doanh nghiệp bia có EPS hơn 21.000 đồng, thị giá thuộc hàng "đắt đỏ" nhất thị trường

26/06/2021 07:38
HLB đã thông qua phương án phát hành 90 nghìn cổ phiếu mới để thưởng cho các vị trí chủ chốt trong công ty. Đây là lần đầu tiên công ty phát hành thêm cổ phiếu kể từ khi bắt đầu giao dịch trên UpCOM.

Từ trước đến nay, cổ phiếu ngành bia luôn được coi là "nàng thơ" trong mắt các nhà đầu tư Việt Nam khi mà tốc độ tăng trưởng về sản xuất kinh doanh luôn được đảm bảo và bền vững qua các năm, đóng góp không nhỏ bởi tốc độ tiêu thụ bia của Việt Nam luôn tăng trong hàng top của thế giới.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2020, bia rượu được xem là ngành đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng đại dịch Covid-19 cùng với đó là việc Chính phủ ban hàng Nghị định 100. Tâm lý tiêu cực này đã nhanh chóng bao phủ lên giá cổ phiếu của hàng loạt doanh nghiệp bia giao dịch trên thị trường chứng khoán, khiến thị giá của nhiều ông lớn trong ngành lao dốc mạnh.

Giữa bối cảnh tiêu cực như vậy của toàn ngành, vẫn có những mã cổ phiếu giữ vững, thậm chí tăng trưởng tích cực về giá trị trong suốt thời gian qua. Có thể kể đến là mã cổ phiếu HLB của CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long.

Cổ phiếu thuộc hàng "đắt đỏ", biến động thất thường

Sự khởi đầu của HLB bắt nguồn từ năm 1967 với nhà máy liên hợp thực phẩm Hồng Gai. Suốt khoảng thời gian sau đó, tên gọi cũng như mục đích hoạt động của công ty đã trải qua nhiều đổi thay lớn mà dấu mốc quan trọng nhất phải kể đến năm 1992, khi tên gọi được đổi thành Nhà máy Bia và nước giải khát Quảng Ninh, đánh dấu sự chuyển hướng tập trung hoạt động kinh doanh của cả công ty.

Ngày 12/02/2003, công ty chính thức chuyển đổi thành CTCP Bia & Nước giải khát Hạ Long với vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Mã chứng khoán HLB chính thức được giao dịch trên sàn UpCOM vào năm 2017 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên ở mức 24.000 đồng/cổ phiếu. Gần 1 tháng đầu không có thanh khoản, cổ phiếu HLB sau đó đã tăng phi mã đến 70% về thị giá, bùng nổ sắc tím trong 6 phiên liên tiếp.

Sau hàng loạt nhịp điều chỉnh tăng giảm và cả các quãng chết thanh khoản, "dậm chân" tại mức tham chiếu lên đến hàng tháng, cổ phiếu HLB đã âm thầm gia nhập câu lạc bộ "3 chữ số" của thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 6/2020.

Cho đến giữa tháng 5/2021, thị giá HLB lại bất ngờ sụt giảm gần 39% chỉ trong 1 phiên giao dịch, giá trị lao dốc xuống mức 75.100 đồng/cổ phiếu (11/5). Tuy vậy, giá cổ phiếu này đã nhanh chóng được kéo lên trở lại sau vài phiên kịch trần đều với lượng tăng xấp xỉ 15%. Chốt phiên gần nhất 25/6, HLB vẫn duy trì thị giá "đắt đỏ" 165.000 đồng/đơn vị. Hiện vốn hóa thị trường của HLB đã đạt ngưỡng 495 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp bia có EPS hơn 21.000 đồng, thị giá thuộc hàng đắt đỏ nhất thị trường - Ảnh 1.

EPS cao nhất ngành, kế hoạch thu lãi 70 tỷ năm 2021

Nhìn vào kết quả kinh doanh của HLB, có thể thấy doanh thu và LNST của công ty luôn được duy trì mức tăng trưởng rất rõ rệt với năm trước đó. Thương hiệu Bia Hạ Long hiện đã phủ khắp 10 tỉnh thành phía Bắc, được nhiều khách hàng tin dùng, trong đó sản phẩm bia lon, bia chai mang thương hiệu mới là Sapphire cũng được ưa chuộng.

Về tình hình cụ thể, riêng trong năm 2020, đứng trước rất nhiều tác động tiêu cực của thị trường HLB vẫn ghi nhận mức doanh thu kỷ lục gần 710 tỷ đồng và LNST 64,8 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2019 thì tăng trưởng lần lượt 21% và 9,5%.

Đặc biệt, tỷ lệ pha loãng cổ phiếu (EPS) của HLB hiện đang ở mức cao nhất trong số các doanh nghiệp bia rượu Việt Nam. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2020 đã kiểm toán, HLB ghi nhận mức EPS lên tới 21.601 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 9,6% so với mức đạt được cuối năm 2019.

Bước sang năm 2021, xác định hai áp lực chính của công ty là đại dịch Covid 19 và sức cạnh tranh ngày càng gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài, cổ đông HLB đã thông qua kế hoạch doanh thu "tự tin" tăng trưởng 37% lên mức 975 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, công ty kỳ vọng thu được lãi gần 69 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 9% so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Nếu thực hiện thành công, đây sẽ tiếp tục là mức doanh thu và LNST cao nhất trong lịch sử hoạt động của HLB.

Một doanh nghiệp bia có EPS hơn 21.000 đồng, thị giá thuộc hàng đắt đỏ nhất thị trường - Ảnh 2.

Lịch sử chia cổ tức "khủng", lần đầu lên kế hoạch phát hành cổ phiếu

Ngoài ra, một điều không thể không nhắc đến khi nói về HLB chính là lịch sử chia cổ tức "khủng" của công ty. Khoảng thời gian trước, điệp khúc trả cổ tức 50-60% bằng tiền mặt được lặp lại thường xuyên tại HLB. Riêng năm 2018, công ty chốt chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ lên đến 200%, tương ứng một cổ phiếu nhận được 20.000 đồng.

ĐHCĐ năm 2021 đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương ứng với khoản chi 6 tỷ đồng. Với kế hoạch năm 2021, cổ tức dự kiến tối thiểu 10% vốn điều lệ.

Cơ cấu cổ đông tại HLB có sự xuất hiện của cổ đông lớn là tổ chức Aseed Holdings Co., Ltd - trụ sở tại Nhật Bản với việc nắm giữ 940 nghìn cổ phiếu tương đương 31,33% vốn điều lệ. Tổ chức này có hai nhân sự hiện là thành viên HĐQT tại HLB.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT HLB Doãn Văn Quang không nắm giữ cổ phần, tuy nhiên người nhà ông Quang hiện sở hữu tổng cộng gần 58% vốn điều lệ. Lần lượt là bà Phạm Thị Đào – vợ ông Quang với tỷ lệ sở hữu 23,94% vốn; con trai ông Quang – ông Doãn Trường Giang đồng thời là thành viên HĐQT HLB nắm giữ 13,94% cổ phần; em vợ ông Quang- bà Phạm Thị Hương sở hữu 20% vốn tại HLB.

Tổng cộng, ban lãnh đạo và người nhà của HLB đang nắm giữ đến gần 90% lượng cổ phần của công ty.

Đáng chú ý, ĐHCĐ thường niên năm 2021 vừa rồi đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu mới để thưởng cho các vị trí chủ chốt trong công ty. Đây là lần đầu tiên HLB phát hành thêm cổ phiếu kể từ khi bắt đầu giao dịch trên UpCOM

Dự kiến HLB sẽ phát hành thêm 90 nghìn cổ phiếu ESOP để thưởng, tương ứng 3% số cổ phiếu đang lưu hành. Nguồn vốn cho hoạt động này được lấy từ LNST chưa phân phối đến thời điểm 31/12/2021. Số cổ phiếu mới bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ khi phát hành.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.