Một doanh nghiệp Việt bị lừa đảo gần 90.000 USD tại Nigeria

06/05/2020 13:03
(Dân Việt) Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nigeria (Bộ Công Thương), Công ty trách nhiệm hữu hạn H.T.N TP.Hồ Chí Minh (Công ty H.T.N Việt Nam) bị đối tác phía Nigeria là Rosohan System Nigeria Limited (Công ty Rosohan Nigeria) chiếm đoạt số tiền tổng cộng 85.994 USD.

Cụ thể, từ năm 2017, Công ty H.T.N Việt Nam ký kết 2 hợp đồng nhập khẩu gỗ xẻ dạng hộp (CD Square Log), xuất xứ Cameroon, với đối tác xuất khẩu Cty Rosohan Nigeria.

Theo đó, hợp đồng thứ nhất được ký ngày 7/4/2017, số lượng nhập khẩu 05 containers 20’FCL, gỗ Pachylova xẻ dạng hộp, tổng trị giá là 69.350 USD. Hợp đồng thứ hai, ký ngày 12/5/2017, số lượng 10 container 20’FCL gỗ Pachylova xẻ dạng hộp với tổng trị giá là 142.500 USD.

Sau đó, đến ngày 10/4/2017, Công ty H.T.N Việt Nam đã chuyển khoản (T/T) từ Ngân hàng CP Techcombank Việt Nam, cho Công ty Rosohan Nigeria, thông qua ngân hàng Diamond Bank PLC, Lagos, Nigeria, Swift code: DBLNNGLA, số tiền đặt cọc 34.675 USD (tương đương 50% giá trị của hợp đồng thứ nhất).

mot doanh nghiep viet bi lua dao gan 90.000 usd tai nigeria hinh anh 1

Đối tượng Joseph Jegede, Giám đốc Công ty Rosohan Nigeria. (Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Nigeria)

Tiếp đó, ngày 1/6/2017, Công ty H.T.N Việt Nam chuyển cho đối tác số tiền 34.675 USD (tương đương 24,33% giá trị hợp đồng thứ hai). Như vậy, tổng cộng số tiền đặt cọc 2 hợp đồng là 69.350 USD.

Tuy nhiên, đến nay, đã 3 năm trôi qua, đối tượng Joseph Jegede, Giám đốc Công ty Rosohan Nigeria, viện dẫn nhiều lý do không chính đáng, không thực hiện hợp đồng, không trả lại số tiền đặt cọc.

Ngày 22/3/2020, Văn phòng Luật sư Synergy Law Partners Nigeria, đại diện của cty Rosohan Nigeria, gửi công văn cho công ty H.T.N Việt Nam, thông qua Thương vụ Việt Nam tại Nigeria, viện dẫn lý do: "Chính phủ Cameroon cấm xuất khẩu gỗ tròn, coi đó là trường hợp bất khả kháng để không giao hàng". Điều đáng nói, công văn trên không đưa ra số văn bản, ngày tháng của văn bản nên không có cơ sở.

"Mặt khác, Công ty H.T.N Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu từ Công ty Rosohan Nigeria, đối tượng là gỗ xẻ dạng hộp (CD Square Log), không phải gỗ tròn (Round Log). Do đó việc Chính phủ Cameroon cấm xuất khẩu gỗ tròn, không làm ảnh hưởng đến việc mua bán của hai bên.

Trong trường hợp không giao được hàng, Công ty Rosohan Nigeria phải hoàn trả lại tiền đặt cọc cho Công ty H.T.N. Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng Joseph Jegede, Giám đốc công ty Rosohan Nigeria, đã chiếm đoạt số tiền của công ty H.T.N Việt Nam tổng cộng 85.994 USD, bao gồm 69.350 USD đặt cọc và 16.664 USD tiền lãi ngân hàng (8%/năm x 3 năm)", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria cho hay.

Trước đó, ngày 5/7/2019, Thương vụ Việt Nam tại Nigeria cho biết, cơ quan này đã đăng thông tin "Cảnh báo 4 trường hợp lừa đảo cơ bản tại Tây Phi".

Đến nay, sau khi xảy ra sự việc trên của Công ty H.T.N Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nigeria tiếp tục cảnh báo các doanh nghiệp trong nước cẩn trọng khi giao dịch với các đối tác tại Nigeria nói riêng và châu Phi.

"Trước khi ký kết hợp đồng với đối tác Nigeria, doanh nghiệp trong nước cần thông tin đối tác cho Thương vụ, trước khi ký hợp đồng. Tránh trường hợp xảy ra tranh chấp mới thông báo như trường hợp này. Mặc dù thẩm định doanh nghiệp thuộc các nước Tây Phi có thật, tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn có thể lừa đảo.

Để tránh bị rủi ro, khi ký hợp đồng xuất khẩu-nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước nên áp dụng hình thức thanh toán "Thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay (Irrevocable L/C, At sight). Không dùng các hình thức thanh toán chuyển tiền đặt cọc bằng điện (T/T), 30% (hoặc 50%) trả trước, có thể bị mất tiền như trường hợp nêu trên", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria khuyến cáo.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.