Một đợt đảo ghế nóng, ông lớn bán lẻ vào cuộc sắp xếp lạiicon

Dịch Covid-19 gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp nhưng cũng mang đến cơ hội ở những ngành nghề triển vọng sau cuộc tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu.

Dịch Covid-19 gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp nhưng cũng mang đến cơ hội ở những ngành nghề triển vọng sau cuộc tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu.

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số - FPT Retail (FRT) vừa thông qua việc hoãn tổ chức họp Đại hội cổ đông thường (ĐHCĐ) niên năm 2020 dự kiến diễn ra vào ngày 20/3/2020 tới đây. Nguyên nhân hoãn họp được thông báo là do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

FPT Retail là công ty liên kết của Tập đoàn FPT của ông Trương Gia Bình. FPT hiện nắm giữ hơn 46,5% cổ phần FPT Retail.

FPT Retail gần đây gặp rất nhiều khó khăn với cú thua lỗ trong quý 4 vf lợi nhuận trong 2019 giảm 38% do phải trích lập dự phòng nợ xấu từ một số chương trình và ngành di động không còn tăng trưởng cao như trước đó.

Cổ phiếu FRT của FPT Retail miệt mài dò đáy. Kể từ khi lên sàn hồi cuối tháng 4/2018, cổ phiếu này đã giảm 4 lần từ mức hơn 80.000 đồng (giá đã điều chỉnh) xuống còn 20.000 đồng/cp như hiện tại.

Gần đây, FPT Retail đã thay đổi nhân sự, bổ nhiệm ông Hoàng Trung Kiên, Thành viên HĐQT, giữ chức vụ Tổng Giám đốc thay cho bà Nguyễn Bạch Điệp. Bà Điệp vẫn tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.

Một cổ phiếu cũng chịu áp lực giảm giá mạnh trong thời gian gần đây là HPG của Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long. Trong 2 năm qua, cổ phiếu này giảm từ mức 35.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) xuống mức trên 20.000 đồng/cp như hiện tại.

Một đợt đảo ghế nóng, ông lớn bán lẻ vào cuộc sắp xếp lại
Ông Trương Gia Bình.

Tuy nhiên, HPG của ông Trần Đình Long gần đây đã kích hoạt cứ điểm Quảng Ngãi và chứng kiến sản lượng thép xây dựng bán ra vẫn tăng khá cao, mức 2 con số. Doanh thu bán thép ở khu vực miền Nam tăng đột biến.

Một điểm nổi bật khác là HPG đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản công nghiệp, một lĩnh vực được cho là hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang hoành hành và gây ra sự gián đoạn các chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.

Một số dự báo cho rằng, những bất ổn tại Trung Quốc có thể biến Việt Nam trở thành địa điểm cho các tập đoàn lớn trên thế giới xây dựng nhà máy sản xuất và chuỗi cung ứng cho mình.

Trong một thông tin mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của ông Trần Đình Long xin điều chỉnh quy mô KCN số 6 ở Hưng Yên từ 308 ha lên 500ha.

Tại Hưng Yên, năm 2019, Hoà Phát từng kiến nghị thực hiện loạt dự án cùng lúc gồm dự án nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với QL38 tại xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi theo hình thức BT; dự án KCN Bãi Sậy với quy mô khoảng 300 ha; KCN Tân Phúc với quy mô diện tích khoảng 300 ha và KĐT tại thị trấn Ân Thi với quy mô khoảng 150 ha.

Ngoài ra, tại Hưng Yên, Hòa Phát còn làm chủ đầu tư của KCN Phố Nối A có tổng diện tích kinh doanh 600 ha.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), hầu hết các cổ phiếu tụt giảm trong phiên đầu tuần. VN-Index mất 20-25 điểm sau khi bốc hơi hơn 55 điểm trong phiên liền trước. VN-Index hiện đang ở quanh mức 810 điểm.

Chứng khoán Việt Nam tụt giảm trong bối cảnh chứng khoán thế giới, trong đó có Mỹ giảm mạnh vì dịch Covid-19 lan rộng, Ý phải phong tỏa cả đất nước và cuộc chiến dầu khí do Saudi Arabia đã bắt đầu. Đêm qua, chứng khoán Mỹ giảm hơn 7%. Chỉ số Dow Jones giảm mạnh nhất lịch sử, mất hơn 2.000 điểm.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

BVSC cho rằng, thị trường nhiều khả năng sẽ có diễn biến tiêu cực sau khi Covid-19 phát tán trở lại tại Việt Nam trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán thế giới và giá dầu đang lao dốc mạnh do sự lây lan không có dấu hiệu được kiểm soát của giá dầu. VN-Index sau khi xuyên thủng vùng hỗ trợ 860 điểm thì sẽ hướng xuống vùng hỗ trợ thấp hơn tại 780-820. Tại đây, BVSC kỳ vọng thị trường sẽ cho phản ứng hồi phục.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3, VN-Index giảm 55,95 điểm xuống 835,49 điểm; HNX-Index giảm 7,31 điểm xuống 106,34 điểm. Upcom-Index giảm 2,97 điểm xuống 52,44 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 6,7 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
2 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
49 phút trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
55 phút trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
2 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
2 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.