Một khu vực đang nổi lên thành 'mỏ vàng đất hiếm mới' của thế giới - Có đủ 'thiên thời, địa lợi', Trung Quốc, Mỹ, Nga, châu Âu đều thèm thuồng

13 giờ trước
Nếu như cuộc chơi ở Mỹ Latin đã an bài, châu Phi đầy bất ổn thì khu vực này lại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết để các ông lớn có thể khai thác ngay mỏ vàng đất hiếm cung cấp ra thị trường.
Một khu vực đang nổi lên thành 'mỏ vàng đất hiếm mới' của thế giới - Có đủ 'thiên thời, địa lợi', Trung Quốc, Mỹ, Nga, châu Âu đều thèm thuồng - Ảnh 1

Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh để giành quyền khai thác các mỏ đất hiếm ở Mỹ Latin nhưng có vẻ như Mỹ đã không thành công trong việc có chỗ đứng tại khu vực gọi là “tam giác lithium” ở Argentina, Chile và Bolivia.

Châu Phi có trữ lượng lớn khoáng sản đất hiếm nhưng nhìn chung bất ổn chính trị làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Do đó, “chiến trường” nóng nhất cho các hợp đồng khai thác đất hiếm đang nổi lên ở Trung Á .

Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan là nơi có trữ lượng khoáng sản đất hiếm đầy giá trị và sở hữu điều kiện chính trị, kinh tế mà phương Tây đang tìm kiếm.

“Không giống các nước phương Tây, các chính phủ Trung Á rất hào hứng với triển vọng biến các mỏ khoáng sản đất hiếm và kim loại hiếm khổng lồ thành nguồn thu mới cho nền kinh tế địa phương”, trang The Interpreter đưa tin.

Theo báo cáo từ Dario, Kazakhstan đang “thực hiện các bước đi chiến lược để củng cố vị thế của mình trên thị trường pin xe điện (EV) toàn cầu bằng cách tăng sản lượng các kim loại quan trọng”. Tổng thống Kazakhstan Kasym-Jomart Tokayev thậm chí còn gọi những vật liệu này là “dầu mỏ mới”. Quốc gia rộng lớn này đã ký thỏa thuận với EU và Anh, cũng có khả năng trở thành đối tác của Mỹ.

Vấn đề lúc này là các cường quốc phương Tây không phải ông lớn duy nhất để mắt đến nguồn tài nguyên phong phú của Trung Á . Trung Quốc và Nga cũng đang háo hức khai thác những thị trường mới nổi này và họ sở hữu một số lợi thế cạnh tranh nhất định.

“Do lịch sử, địa lý, văn hóa, các quốc gia Trung Á có nhiều sự gắn bó hơn với Nga và Trung Quốc”, Interpreter đưa tin.

Bắc Kinh đã và đang tiến hành mua lại quyền khai thác đất hiếm tại các thị trường mới nổi trong nhiều năm nay, dẫn đến việc họ gần như làm chủ hoàn toàn chuỗi cung ứng cho mặt hàng này.

Trung Quốc hiện sở hữu 34% lượng đất hiếm toàn cầu, thực hiện 70% hoạt động khai thác tính đến năm 2022 và chiếm ít nhất 85% năng lực trong việc chế biến quặng đất hiếm thành vật liệu sản xuất. Họ luôn muốn giữ vững vị trí là nhà sản xuất quặng đất hiếm nặng lớn nhất hành tinh nhờ nhiều thập kỷ đầu tư.

Vai trò quá lớn của Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào hàng xuất khẩu của quốc gia này để đáp ứng các mục tiêu năng lượng và khí hậu toàn cầu. Để cạnh tranh với Trung Quốc và giảm bớt sự mất cân bằng này, các cường quốc khác đang phải tăng cường nỗ lực để đảm bảo các hợp đồng cung cấp đất hiếm từ các nguồn khác.

Một khu vực đang nổi lên thành 'mỏ vàng đất hiếm mới' của thế giới - Có đủ 'thiên thời, địa lợi', Trung Quốc, Mỹ, Nga, châu Âu đều thèm thuồng - Ảnh 2

Việc giảm phát thải carbon trên toàn cầu đòi hỏi cơ sở hạ tầng năng lượng sạch từ các tấm pin mặt trời, tua bin gió đến pin lithium-ion để lưu trữ năng lượng và cung cấp cho xe điện. Tất cả đòi hỏi rất nhiều vật liệu, đặc biệt là kim loại thuộc loại “đất hiếm”.

Thuật ngữ khoáng sản đất hiếm thực tế không phải ánh đúng vì những nguyên tố này không thực sự hiếm. Tuy nhiên, năng lực sản xuất toàn cầu hiện tương đối hạn chế so với nhu cầu vì nhu cầu loại vật liệu này chỉ mới tăng vọt gần đây.

Nguồn: OilPrice

Tin mới

Temu chưa đăng ký đã hoạt động tưng bừng?
8 giờ trước
Cơ quan quản lý cho biết Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam nhưng đã có app cho người mua sắm mừng khai trương, giảm giá đến 90%.
Nuôi con "bật tanh tách", ông nông dân phấn khởi thu lãi 5 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Sau bao năm vừa tìm hiểu vừa đúc kết kinh nghiệm, đến nay, ông nông dân nuôi con "bật tanh tách" đã dựng nên cơ nghiệp vững chắc, nhẹ nhàng thu lãi 5 tỷ đồng/năm.
Trung Quốc chính thức nhập dừa Việt Nam, hóa ra dùng để làm đủ món ngon lạ miệng
8 giờ trước
Tháng 8 vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc.
Chưa vào Việt Nam, Temu đã bị người tiêu dùng 'quay xe'
7 giờ trước
Nhiều người tải Temu để trải nghiệm vì quảng cáo giá rẻ, ưu đãi "khủng", tuy nhiên sau đó lập tức xóa đi vì những bất cập về khâu thanh toán, chất lượng sản phẩm...
Đăng kiểm viên vẫn có dấu hiệu xin tiền 'bôi trơn', Cục Đăng kiểm chỉ đạo nóng
7 giờ trước
Thời gian gần đây, Cục Đăng kiểm tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về những sai phạm của đăng kiểm viên như xin tiền bồi dưỡng, gợi ý chủ xe mua bảo hiểm...

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

83.773.578 VNĐ / lượng

2,734.40 USD / toz

0.48 %

+ 13.10

Bạc

SILVER

1.029.645 VNĐ / lượng

33.61 USD / toz

-0.63 %

- -0.21

Đồng

COPPER

243.835.429 VNĐ / tấn

435.25 UScents / lb

0.37 %

+ 1.60

Bạch kim

PLATINUM

31.655.592 VNĐ / lượng

1,033.25 USD / toz

0.34 %

+ 3.55

Nickel

NICKEL

413.362.653 VNĐ / tấn

16,267.00 USD / mt

-0.03 %

- -6.00

Chì

LEAD

52.829.714 VNĐ / tấn

2,079.00 USD / mt

0.97 %

+ 20.00

Nhôm

ALUMINUM

67.123.468 VNĐ / tấn

2,641.50 USD / mt

-0.69 %

- -18.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 24/10: Giá dầu, vàng bạc giảm, nhôm tiếp tục tăng mạnh
15 giờ trước
Đồng USD mạnh lên đã đẩy giá dầu, vàng, đồng và một số hàng hóa quan trọng khác giảm sau khi tăng mạnh gần đây.
Giá bạc leo đỉnh 12 năm
17 giờ trước
Khép lại ngày giao dịch ngày 22/10, lực mua quay lại trên thị trường kim loại hỗ trợ phần lớn mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng giá.
Bán tải Isuzu D-Max chính thức ra mắt thị trường Việt, giá từ 650 triệu đồng
21 giờ trước
Isuzu D-Max bản facelift sở hữu một số thay đổi về thiết kế, nâng cấp không gian nội thất.
Toyota Camry 2025 ra mắt Việt Nam: Giá cao nhất 1,53 tỷ, có cả xăng và hybrid, đắt nhưng vẫn không sợ Mazda6, Accord
22 giờ trước
Toyota Camry đời mới đã chính thức ra mắt và công bố giá bán tại thị trường Việt tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024.