Một mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi 104 quốc gia nhưng nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 50% - mỗi tháng vẫn phải chi tỷ USD để mua 'phôi' từ Trung Quốc.

21/10/2024 12:10
Trung Quốc hiện chiếm đến 67% loại nguyên liệu này được nhập vào Việt Nam.
Một mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi 104 quốc gia nhưng nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 50% - mỗi tháng vẫn phải chi tỷ USD để mua 'phôi' từ Trung Quốc. - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan , nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam trong tháng 9 đạt hơn 1,25 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước đó. Lũy kế 9 tháng đầu năm nước ta đã chi hơn 10,9 tỷ USD nhập khẩu vải may mặc, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Vải là nguyên liệu đầu vào cực quan trọng đối với ngành dệt may Việt Nam - ngành hàng mũi nhọn có kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Hiện các sản phẩm may mặc của Việt Nam đã xuất sang 104 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên nguồn vải nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, do đó Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu vải từ các quốc gia khác, điển hình là Trung Quốc.

Xét về thị trường, Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với hơn 7,33 tỷ USD trong 9 tháng, tăng mạnh 20,4% so với cùng kỳ năm trước.

Một mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi 104 quốc gia nhưng nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 50% - mỗi tháng vẫn phải chi tỷ USD để mua 'phôi' từ Trung Quốc. - Ảnh 2

Đứng thứ 2 là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với hơn 1,13 tỷ USD, tăng 11,6% so với 9T/2023.

Hàn Quốc là nhà cung cấp lớn thứ 3 với hơn 1,11 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Nói về ngành vải và dệt may của Trung Quốc, quốc gia này giữ vai trò là "ông trùm" của thế giới. Trung Quốc là một quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới, do đó đã có truyền thống sản xuất vải từ lâu đời, nhất là vải lụa vốn đã là thứ vải thượng hạng từ thời xa xưa.

Vải Trung Quốc được ưa chuộng đến mức mà các lái buôn từ châu Âu đã nô nấp cập bến để nhập về, tạo nên “Con đường tơ lụa” trứ danh nối từ các vùng của Trung Quốc sang Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận lãnh thổ châu Âu.

Đối với Việt Nam, nước ta được đánh giá là đang đứng đầu về khả năng sản xuất sản phẩm đa dạng và nhanh chóng nhờ đầu tư máy móc và tay nghề cao. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tối ưu quy trình sản xuất và cung ứng cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất dưới thương hiệu gốc (OBM) hoặc nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) để tạo lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác.

Để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỷ USD (tăng 9,2% so với 2023) như đã đề ra, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng thì tiêu chí phát triển bền vững cần được các doanh nghiệp dệt may chú ý hơn. Đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.

Bên cạnh đó, ngành dệt may cần chú trọng vào phát triển khoa học công nghệnguồn nhân lực . Doanh nghiệp cần đầu tư cải tạo nhà máy bằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện… Chiến lược chuyển đổi số gắn với bài toán đầu tư công nghệ, nhân sự số, dữ liệu và kiểm soát rủi ro... cũng cần được quan tâm hơn nữa.




Tin mới

Gần 30 tấn vàng ở mỏ Tây Bắc có giải được 'cơn khát' trên thị trường?
2 giờ trước
Việc phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn tại khu vực Tây Bắc sẽ tác động thế nào đến thị trường vàng vốn đang khan hiếm nguồn cung?
Bí thư huyện về thăm trang trại của team Quang Linh châu Phi, 'đứng hình' khi nhìn thấy cây lúa của Việt Nam, hứa hẹn 1 điều khiến người dân xúc động
30 phút trước
Bí thư huyện cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ thêm máy móc, phân bón cho team châu Phi để mở rộng sản xuất.
Nhờ 1 mũi khoan 5.000m xuống đáy biển, quốc gia nhỏ bé chưa đến 1 triệu dân đổi đời - sắp thành 'petrostate' bình quân đầu người cao nhất thế giới
46 phút trước
Chỉ trong 6 năm, một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ, Guyana, đã nổi lên như một một petrostate (quốc gia dầu mỏ) mới của thế giới. Thậm chí, quốc gia với dân số chưa đến 1 triệu người này còn sắp trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nam Mỹ.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
42 phút trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá vàng miếng SJC tăng "đỉnh nóc kịch trần", nhiều người vẫn mua cất giữ
14 phút trước
Khi giá vàng miếng SJC lập đỉnh lịch sử 102,6 triệu đồng/lượng vào trưa nay 1-4, vẫn có khách mang gần 6 tỉ đồng đến hỏi mua gần 60 lượng

Tin cùng chuyên mục

Thuế quan thổi bùng 'cơn sốt' mua ô tô tại Mỹ: Người dân đổ xô đi xem xe vì không muốn mất thêm vài nghìn USD, đại lý bán hàng hết công suất
40 phút trước
Thuế quan — 25% đối với xe cộ và phụ tùng sản xuất bên ngoài nước Mỹ — được cho là có hiệu lực vào ngày 3/4 và chắc chắn sẽ làm tăng giá xe hơi.
Xếp hàng mua bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực
23 giờ trước
Ngay từ sáng sớm, các quầy bán bánh trôi, bánh chay ở Hà Nội đã đông khách xếp hàng chờ mua để cúng gia tiên ngày Tết Hàn thực.
Mẫu S25 mới "khó thuyết phục người dùng bỏ tiền mua": Vậy Samsung làm điện thoại này để làm gì?
1 ngày trước
Liệu người dùng có thực sự cần một mẫu S25 khác nằm giữa S25 Plus và Ultra với giá cao hơn nhưng lại kém hơn về mọi mặt ngoài độ mỏng không?
Cha đẻ trào lưu túi mù thu về hơn 46 nghìn tỷ đồng, Labubu chiếm tỷ trọng bất ngờ
1 ngày trước
Pop Mart đạt doanh thu kỷ lục 1,83 tỷ USD trong năm 2024, tăng 106,9% so với năm trước. Trong đó, Labubu là dòng sản phẩm bán chạy nhất, đóng góp lớn vào thành công của hãng.