Một mặt hàng của Campuchia đổ bộ vào Việt Nam giúp người dân lãi chồng lãi, nhập khẩu tăng gần 800%

05/11/2024 07:33
Mặt hàng này của Campuchia là nguồn nguyên liệu quan trọng để phục vụ cho ngành trị giá nhiều tỷ USD của Việt Nam.
Một mặt hàng của Campuchia đổ bộ vào Việt Nam giúp người dân lãi chồng lãi, nhập khẩu tăng gần 800% - Ảnh 1

Đó là đậu tương.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 10 vừa qua, Việt Nam nhập khẩu khoảng 260 nghìn tấn đậu tương, với kim ngạch ước đạt 127,7 triệu USD. Tính chung trong 10 tháng năm 2024, nước ta nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, với giá trị ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, giá đậu tương nhập khẩu bình quân trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt 514,4 USD/tấn, giảm khoảng 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương đạt trên 1,59 triệu tấn, với kim ngạch trị giá gần 825,81 triệu USD.

Đáng chú ý, Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024, đạt 940.359 tấn, tương đương gần 469,81 triệu USD (tăng 17,2% về lượng và giảm 1,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái), chiếm 59% trong tổng lượng và 56,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.

Thị trường cung cấp đậu tương lớn thứ hai cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 là Mỹ, với 514.984 tấn, tương đương với 275,58 triệu USD, chiếm 32,3% trong tổng lượng và chiếm 33,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tuy nhiên giảm 1,2% về lượng và giảm 22,55% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường lớn thứ ba cung cấp đậu tương cho nước ta là Canada. Trong 9 tháng đầu năm 2024, nước ta nhập khẩu 97.710 tấn đậu tương từ thị trường này, tương đương 58,12 triệu USD, tăng 21,1% về lương, giảm 3,1% về kim ngạch. Đậu tương từ Canada chiếm 6,1% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.

Tiếp đến, thị trường lớn thứ tư cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 là Campuchia , với 4.362 tấn , tương đương với hơn 3,16 triệu USD, tương ứng với tăng gần 863% về ượng và 799,4% về trị giá. Như vậy, đậu tương nhập khẩu từ Campuchia chiếm 0,27 % trong tổng lượng và chiếm 0,38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.

Vì sao Việt Nam chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu đậu tương?

Một mặt hàng của Campuchia đổ bộ vào Việt Nam giúp người dân lãi chồng lãi, nhập khẩu tăng gần 800% - Ảnh 2

Đậu tương là nguyên liệu quan trọng được sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, ngô và đậu tương là 2 nguyên liệu chính được dùng chủ yếu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu gần 70% khối lượng cần thiết. Sở dĩ Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn ngô và đậu tương là do năng suất của hai loại hạt này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu cần dùng trong nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải nhập khẩu lượng hàng lớn về để phục vụ cho nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi và tiêu dùng trong nước.

Việt Nam hiện là quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn thứ 9 trên thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, nước ta tiêu thụ trung bình gần 2 triệu tấn đậu tương mỗi năm. Do giá đậu tương giảm cùng với giá lợn hơi tăng cao nên người chăn nuôi ở Việt Nam được hưởng lợi kép từ đầu năm đến nay.

Trong những tháng đầu năm 2024, thị trường đậu tương trên thế giới đã chứng kiến một loạt các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá cả, chẳng hạn từ tình hình thời tiết không ổn định đến biến động trong sản xuất và cung cấp…

Cụ thể, do tình hình thời tiết không ổn định nhưu hạn hán, lũ lụt… tại những khu vực sản xuất đậu tương quan trọng trên thế giới như Mỹ, Brazil và Argentina đang gây ra lo ngại với nguồn cung của mặt hàng này trên thị trường toàn cầu. Những yếu tố thời tiết bất lợi đã gây ra những tác động tiêu cực với quá trình trồng trọt và thu hoạch đậu tương tại các thị trường trên.

Theo các chuyên gia, sự biến động này đang tạo áp lực rất lớn tới các nhà sản xuất cũng xuất khẩu đậu tương, đồng thời đưa ra những thách thức mới trong việc quản lý rủi ro, ổn định giá cả trên thị trường đậu tương toàn cầu.

Đậu tương là loài cây lương thực quen thuộc của Việt Nam. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, vì sự lấn át về hiệu quả kinh tế cũng như sự cạnh tranh của các cây lương thực có giá trị khác trong sản xuất nên diện tích và sản lượng của của cây đậu tương ngày càng giảm sút nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia, vì năng lực sản xuất đậu tương nội địa còn hạn chế nên việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam sẽ không thể đạt được trong một sớm một chiều. Thay vào đó, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi của nước ta cần hướng tới giải pháp để thay đổi linh hoạt nguồn cung, từ đó giảm bớt áp lực chi phí.

Tin mới

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
3 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
3 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
3 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Giá iPhone cũ tại Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Hiện tại, giá iPhone Pro Max cũ giảm sâu, thu cũ lên đời được trợ giá thêm đến 4,5 triệu đồng.
Thị trường ngày 3/4: Giá dầu, vàng, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng
4 giờ trước
Phiên 2/4, thị trường chuẩn bị cho việc thông báo thuế quan trả đũa của Mỹ vào cuối ngày khiến giá dầu tăng, vàng hướng tới mức cao lịch sử, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.966.848 VNĐ / tấn

187.20 JPY / kg

3.06 %

- 5.90

Đường

SUGAR

11.071.270 VNĐ / tấn

19.59 UScents / lb

1.24 %

+ 0.24

Cacao

COCOA

229.892.256 VNĐ / tấn

8,968.00 USD / mt

9.67 %

+ 791.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.695.728 VNĐ / tấn

386.97 UScents / lb

0.63 %

- 2.43

Gạo

RICE

15.425 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

0.56 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.579.274 VNĐ / tấn

1,017.00 UScents / bu

1.21 %

- 12.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.066.090 VNĐ / tấn

285.45 USD / ust

0.64 %

- 1.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
11 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
1 ngày trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Bí thư huyện về thăm trang trại của team Quang Linh châu Phi, 'đứng hình' khi nhìn thấy cây lúa của Việt Nam, hứa hẹn 1 điều khiến người dân xúc động
1 ngày trước
Bí thư huyện cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ thêm máy móc, phân bón cho team châu Phi để mở rộng sản xuất.
Dùng thử tai nghe Sony ULT Wear: 'Vua bass' tầm giá 4 triệu đồng
2 ngày trước
Với tầm giá khoảng 4 triệu đồng, sẽ rất khó để bạn tìm được một mẫu tai nghe trùm đầu có độ hoàn thiện và chất lượng tốt hơn Sony ULT Wear.