Một Microsoft lỗi thời "lột xác" ngoạn mục dưới thời của Satya Nadella: Lượng người dùng cao hơn Netflix, doanh thu điện toán đám mây vượt Google và trở thành công ty giá trị nhất thế giới

04/05/2019 09:34
Tưởng chừng đã mất đi thời hoàng kim được tạo nên bởi hệ điều hành Windows, Microsoft lại có "màn" trở lại cực kỳ ấn tượng, chỉ sau vài năm Satya Nadella được bổ nhiệm làm CEO.

Microsoft đã chính thức "vượt mặt" Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới, đứng ở vị trí đỉnh cao và tiếp tục vượt qua Amazon, Alphabet. Tuy nhiên, tại một cuộc phỏng vấn tại trụ sở của Microsoft ở Redmond, CEO Satya Nadella có vẻ không hài lòng đối với những câu hỏi về "ngôi vị" dẫn đầu của công ty. Ông nói: "Tôi cảm thấy khó chịu nếu ai đó mừng rỡ về giá trị vốn hóa của công ty chúng tôi."

Tính đến ngày 25/4, vốn hóa của Microsoft đã vượt mốc 1 nghìn tỷ USD, cổ phiếu cũng tăng một cách ngoạn mục, 230% kể từ tháng 2/2014. Thế nhưng, vị CEO này cho rằng "nó chẳng có ý nghĩa gì" và không có gì phải vui mừng vì cột mốc có thể thay đổi ấy, nó thậm chí còn nó thể đánh dấu thời điểm "khởi đầu của sự kết thúc".

Người đàn ông 51 tuổi, sinh ra tại Ấn Độ, chia sẻ: "Ở Microsoft chúng tôi có thói quen rất xấu là không thể tự thúc đẩy bản thân mình, bởi chúng tôi cảm thấy tự hài lòng với thành công của mình. Chúng tôi đang học cách không nhìn về quá khứ."

Những gì Nadella làm được trong vòng 5 năm kể từ khi "thế chỗ" Steve Ballmer thực sự đã làm nên lịch sử cho Microsoft. Ở thời điểm ấy, Microsoft được mọi người nhìn nhận là một công ty đã lỗi thời, không bắt kịp hầu hết các xu hướng công nghệ quan trọng của những năm 2000 như: điện thoại di động, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội. Trong khi đó, họ lại để nguồn doanh thu chính đến từ hệ điều hành Windows trở nên trì trệ.

Một Microsoft lỗi thời lột xác ngoạn mục dưới thời của Satya Nadella: Lượng người dùng cao hơn Netflix, doanh thu điện toán đám mây vượt Google và trở thành công ty giá trị nhất thế giới - Ảnh 1.

Các nhân viên truyền thông của Microsoft muốn xây dựng hình ảnh về sự trỗi dậy của một "gã khổng lồ" công nghệ với sự hồi sinh của cả một nền văn hoá, là "sự đồng lòng" của công ty mà Nadella đã nói và những thay đổi trong team của ông, từ cách "tư duy cố định" trở thành "tư duy tăng trưởng". Có vẻ đơn giản là thế, nhưng hành trình "lột xác" của Microsoft lại gặp phải rất nhiều khó khăn, theo hơn 40 cựu và giám đốc điều hành đương nhiệm, thành viên hội đồng quản trị, khách hàng và các đối thủ. Dưới thời Nadella, công ty đã phải cắt giảm nguồn vốn cho Windows và xây dựng một mảng kinh doanh điện toán đám mây khổng lồ - doanh thu khoảng 34 tỷ USD trong năm qua. Đây chính là yếu tố đưa Microsoft vượt qua Google và tiến bộ trong các lĩnh vực chủ chốt để cạnh tranh với Amazon Web Services.

Bộ Office của Microsoft, vốn là phần mềm trả phí 1 lần có trợ lý ảo Clippy khá vô dụng, hiện đã là một dịch vụ hoạt động dựa trên đám mây với 214 triệu người đăng ký với mức phí 99 USD/năm. Một điều bất ngờ là, phần mềm này còn có số lượng người đăng ký cao hơn Spotify và Amazon Prime cộng lại. Đồng thời, nền tảng đám mây Azure, đã thu hút được những khách hàng nổi tiếng như ExxonMobil, Starbucks và Walmart. Nhờ có thương vụ mua lại LinkedIn và GitHub, Microsoft cũng được các công ty ở Thung lũng Silicon khá ưa chuộng.

Khi Nadella được bổ nhiệm để thay thế Ballmer, Microsoft dường như đang mắc kẹt trong sự trì trệ của Windows. Windows vẫn mang về khoản lời lớn cho công ty, bởi Microsoft nhận tiền phí bản quyền Windows từ mỗi máy tính chạy phần mềm này. Thế nhưng, xu hướng lúc ấy lại chuyển từ máy tính sang iPhone và các thiết bị Android. Trước đây, tầm quan trọng của máy tính đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà điều hành, nhằm kiểm soát những mảng liên quan đến Windows và mọi sản phẩm đầy hứa hẹn cũng nằm trong "vòng xoáy" Windows, như Windows Phone hay tên cũ của Azure là Windows Azure.

Một Microsoft lỗi thời lột xác ngoạn mục dưới thời của Satya Nadella: Lượng người dùng cao hơn Netflix, doanh thu điện toán đám mây vượt Google và trở thành công ty giá trị nhất thế giới - Ảnh 2.

Nadella đã dành hơn 1 nửa cuộc đời mình tại Microsoft nhưng lại chủ yếu tập trung làm việc ở những lĩnh vực không liên quan đến Windows. Công việc đầu tiên của ông tại đây là bán máy tính cho các khách hàng doanh nghiệp. Sau đó, ông là giám sát kỹ thuật cho công cụ tìm kiếm Bing, trước khi tiếp quản dự án Azure.

Sau khi thay thế Ballmer, kế hoạch của Nadella là tái định hướng Microsoft, phát triển quanh Azure - một lĩnh vực kinh doanh còn non trẻ mà ông đã làm việc từ năm 2011. Lĩnh vực này sẽ đưa Microsoft từ một nhà cung cấp phần mềm trọn gói (mà nhiều người dùng vi phạm bản quyền) sang một công cụ điện toán toàn cầu, tính phí cho khả năng xử lý và lưu trữ thông tin trực tuyến cho các doanh nghiệp. Trong số hơn khoảng hơn 100 ứng cử viên, Nadella là người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với Bill Gates và hội đồng với chiến lược cũng như kỹ thuật của ông.

Ở thời điểm đó, Microsoft tụt hậu so với Amazon ít nhất là 4 năm trong lĩnh vực đám mây, doanh thu hàng năm của Amazon là 4,6 tỷ USD. Trong một cuộc họp, ông nhận ra rằng khoảng 90% nhân viên cấp cao của các bộ phận trước đây đều tập trung vào Windows. Bởi vậy, Nadella cảm thấy chán nản với việc sắp xếp nhân sự về việc phát triển đám mây và Windows. Quan điểm của ông là, ở Microsoft dưới sự lãnh đạo của ông, sẽ không có "những kẻ hối lộ", không có "những kẻ phàn nàn". Nếu có ai không đồng tình thì "đừng ở lại, đây là lúc để ra đi".

Nadella đã hủy bỏ thương vụ mua lại Nokia 7,6 tỷ USD của Ballmer, cắt giảm 7.800 việc làm trong năm 2015, đây chính là dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông không còn có tham vọng đối đầu trực tiếp với Google và Apple trên "đấu trường" điện thoại di động. Thông báo về sản phẩm đầu tiên của ông là phiên bản Office mới dành cho thiết bị iOS của Apple. Đây là động thái đi ngược với những gì Microsoft từng làm trước đây, họ lo ngại rằng việc phần mềm của họ được sử dụng trên ịPhone và iPad sẽ làm giảm doanh số trên các thiết bị Windows.

Vào năm 2016, hội đồng quản trị của Microsoft ngày càng lo ngại rằng công ty không đủ sức để bắt kịp với tốc độ của Amazon - dịch vụ đám mây đã tạo ra 12 tỷ USD doanh thu. Để tập trung hoàn toàn vào đám mây, Nadella đã thực hiện một cuộc cải tổ đầy bất ngờ. Đỉnh điểm là năm ngoái, ông đã loại bỏ hoàn toàn bộ phận Windows mà tách thành nhóm Azure và Office. Khi ấy, "cuộc chiến" giữa Amazon và Microsoft đã leo thang. Mỗi khi Amazon ra mắt bản cập nhật cho cơ sở hạ tầng và cơ sở dữ liệu đám mây, thì Nadella đều cố gắng đưa ra một động thái để cạnh tranh, rót hàng tỷ USD để mua các cơ sở dữ liệu và start-up.

Một Microsoft lỗi thời lột xác ngoạn mục dưới thời của Satya Nadella: Lượng người dùng cao hơn Netflix, doanh thu điện toán đám mây vượt Google và trở thành công ty giá trị nhất thế giới - Ảnh 3.

Không chỉ là công nghệ đám mây, Microsoft còn thua xa Amazon cả về doanh số bán hàng. Nadella đã giao cho Judson Althoff, giám đốc điều hành doanh số, nhiệm vụ phân tích về cách tiếp cận của công ty với các giấy phép bán hàng dựa trên số lượng nhân viên sử dụng phần mềm và dịch vụ tương ứng. Althoff đã tuyển thêm 3000 kỹ sư vào bộ phận bán hàng, họ sẽ viết những mã mẫu trong cuộc họp với các khách hàng tiềm năng. Việc xóa mờ ranh giới giữa bộ phận bán hàng và kỹ sư được thực hiện nhằm mục đích cải thiện khả năng bán hàng của Microsoft và cho họ thấy đâu là những điều khách hàng không hài lòng.

Không chỉ phần mềm, Microsoft còn đặc biệt thành công trong những lĩnh vực khác. Hiện tại, Chevron đang sử dụng Azure để điều hành hoạt động bảo mật, phân tích hàng trăm terabyte dữ liệu từ khoảng 2.700 nguồn. Hơn nữa, kính HoloLens cũng được các kỹ sử của Chevron tại Houston sử dụng để sửa chữa các thiết bị ở lưu vực Permian.

Thành công là thế, nhưng đôi khi vẫn xuất hiện những ý kiến chỉ trích rằng "thời kỳ Phục hưng do Nadella lãnh đạo" (Nadellaissance) vẫn còn điều gì đó chưa hoàn thiện. Danh mục đầu tư của công ty bao gồm những sản phẩm và dịch vụ khác nhau như GitHub, LinkedIn và Xbox lại không liên quan gì đến nhau. Việc đặt cược lớn vào HoloLens vẫn còn mất nhiều năm nữa mới chứng minh được giá trị về tài chính, nếu có. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp có trụ sở truyền thống chuộng sử dụng các sản phẩm cũ của Microsoft.

Dẫu vậy, đây là sự biến chuyển quan trọng đối với Microsoft. Phần lớn thời gian Ballmer điều hành, Microsoft theo đuổi sự hấp dẫn để cạnh tranh với các sản phẩm của Apple và chủ yếu là đã thất bại. Còn cách tiếp cận của Nadella đã giúp hồi phục những thế mạnh vốn có của Microsoft: sức mạnh kỹ thuật, cải thiện cơ sở hạ tầng và tham vọng của công ty. Các giám đốc điều hành của Microsoft hiện đều tự hào về tương lai của công ty. Các sản phẩm như cơ sở dữ liệu Azure cho PostgreSQL, Power BI và Dynamics 365 là một phần của những lĩnh vực kinh doanh "ra tiền" và nhàm chán, nhưng đối với Microsoft thì "sinh lời và nhàm chán" cũng chỉ là một cách nói dài dòng hơn của "sinh lời".

Tin mới

"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
3 giờ trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
4 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
5 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
5 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
6 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.