Một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế vùng ĐBSCL

02/08/2022 07:59
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mặt bằng chung cả nước. Tuy nhiên, lĩnh vực này không đủ sức vực dậy nền kinh tế của vùng vì khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tới hơn 70% GRDP đều tăng trưởng âm...

Đây là thông tin được nhóm nghiên cứu đưa ra tại Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 1/8.

Báo cáo vừa công bố cũng là lần thứ 2 có một nghiên cứu được thực hiện đầy đủ và duy nhất về một vùng kinh tế trên cả nước, với chủ đề "Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp". Trong đó, ấn phẩm tập trung nghiên cứu mô hình chuyển đổi nông nghiệp, đánh giá tác động của Quy hoạch tích hợp ĐBSCL giai đoạn 2021- 2030 tầm nhìn 2050.

Cùng với lễ công bố, thông điệp chính được đưa ra là ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi, cần nắm bắt cơ hội, hợp tác để phát triển nhanh nhưng phải bền vững.

LẦN ĐẦU TIÊN ĐBSCL CÓ MỨC TĂNG TRƯỞNG ÂM TRONG 2 THẬP KỶ

Theo báo cáo, kinh tế ĐBSCL trong năm 2020-2021 có điểm sáng lớn nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Bất chấp dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của vùng vẫn tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu nông thủy sản vùng ĐBSCL đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế của vùng vì khu vực công nghiệp và dịch vụ cùng nhau chiếm tới hơn 70% GRDP của ĐBSCL đều tăng trưởng âm, ước tính lần lượt là âm 0,8% và âm 1,8%.

Tại lễ công bố, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Đại học Fulbright Việt Nam, đồng chủ biên và trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, ĐBSCL chịu tác động nặng nề của dịch COVID -19 và là vùng duy nhất của cả nước có tốc độ tăng trưởng âm trong năm 2021.

GRDP của vùng trong 2 năm vừa qua suy giảm nặng nề trong cả 4 lĩnh vực, từ nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đến thuế và trợ cấp từ thuế trong khi cơ cấu GRDP trong 3 năm từ năm 2019-2021 hầu như không thay đổi.

Năm 2021, Việt Nam có 9 địa phương có mức tăng trưởng âm thì riêng vùng ĐBSCL đã đóng góp tới 6 địa phương.

Một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế vùng ĐBSCL - Ảnh 1.

TS. Vũ Thành Tự Anh giới thiệu một số thông điệp chính của báo cáo. Ảnh: VGP

Còn theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, báo cáo năm nay đã chỉ ra, lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua ĐBSCL có mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn bình quân cả nước, với mức tăng trưởng GRDP vùng giảm sâu, âm 0,43% trong năm 2021, thấp nhất trong lịch sử phát triển của vùng.

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành vốn là thế mạnh của vùng trong nhiều năm qua thì nay đã suy giảm so với các vùng kinh tế khác và các nguồn vốn huy động từ tín dụng, thu hút FDI vẫn còn thấp so với tiềm năng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức đã chỉ ra, Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh: "Từ báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022, VCCI muốn gửi đến chính quyền các địa phương, các tổ chức, nhà tài trợ quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông điệp: ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi, hãy nắm bắt cơ hội, hợp tác để phát triển nhanh nhưng phải bền vững".

ĐỨNG TRƯỚC THỬ THÁCH CỦA BA VÒNG XOÁY

Tại lễ công bố, nhóm nghiên cứu cho biết, về mặt kinh tế, ĐBSCL đang đứng trước thử thách của ba vòng xoáy.

Thứ nhất là "Vòng xoáy ngân sách" phản ảnh tình trạng thiếu đầu tư trầm trọng ở ĐBSCL.

Thứ 2 là "Vòng xoáy lao động" xuất phát từ tình trạng thiếu cơ hội việc làm nên lao động trẻ di cư từ ĐBSCL đến các khu vực đô thị và công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Cuối cùng là "Vòng xoáy cơ cấu kinh tế" là căn nguyên của hai vòng xoáy trên.

Trong đó, nút thắt xuyên suốt đã được chỉ ra cả ở báo cáo thường niên 2020 và 2022 là cơ chế quản trị, điều phối và liên kết vùng. Các cơ chế này hiện nay thiếu hiệu lực và hiệu quả. Theo đó, trong khi lực "ly tâm" ở liên kết vùng thì mạnh, còn lực "hướng tâm" lại đang rất yếu.

Một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế vùng ĐBSCL - Ảnh 2.

Vòng xoáy đi xuống về kinh tế mà khu vực ĐBSCL phải đối mặt

.

Theo nhóm nghiên cứu, cần phá vỡ một số mắc xích của các vòng xoáy về kinh tế, xã hội, môi trường thì ĐBSCL mới có thể chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân một cách bền vững…

Trong bối cảnh đó, Quy hoạch tích hợp ĐBSCL xuất hiện sẽ như một cơ chế có tính pháp lý từ bên trên, có tiềm năng tạo ra và thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng. Bản quy hoạch này, nếu được thực hiện, sẽ tác động một cách toàn diện đến nền kinh tế của vùng, đặc biệt đối với chuyển đổi nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng và logistics.

Để có thể triển khai những định hướng mới của Quy hoạch tích hợp, đòi hỏi nhiều điều kiện có tính tiền đề, trong đó quan trọng nhất là phải thay đổi cơ bản về tư duy và tầm nhìn phát triển; phải xây dựng được thể chế quản trị và liên kết vùng thực chất, có hiệu lực...

Đồng thời, để ĐBSCL phát triển, việc tháo gỡ các nút thắt là quan trọng, song cũng phải không ngừng tìm kiếm những động lực phát triển mới.

Đơn cử, trong hai năm 2020 và 2021, ngành năng lượng ở ĐBSCL nổi lên như một điểm sáng, tuy chiếm chưa tới 10% số dự án, song lại tiếp nhận tới hơn 60% tổng vốn FDI của toàn vùng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, các địa phương cần phải "duy lý" với các kế hoạch và dự án phát triển năng lượng chứ không nên chạy theo thành tích thu hút FDI hay những hứa hẹn thiếu cơ sở về tăng ngân sách.

Cụ thể là nhiệt điện khí đang phải đối diện với nhiều rủi ro; điện mặt trời đang gặp phải sự thay đổi chính sách; còn điện sinh khối chưa có khung khổ chính sách phù hợp...

"Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 và công bố vào tháng 6 vừa qua. Nhưng vấn đề hiện nay là các địa phương ĐBSCL hợp tác thế nào để tận dụng, nếu phát triển rời rạc, cuốn vào đua xuống đáy thì khó tận dụng được cơ hội bứt phá", ông Vũ Thành Tự Anh lưu ý.

Một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế vùng ĐBSCL - Ảnh 3.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu tại lễ công bố.

TỚI NĂM 2030, ĐBSCL CẦN ÍT NHẤT 57 TỶ USD CHO PHÁT TRIỂN

Dưới góc độ quốc tế, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá, báo cáo này được đưa ra đúng lúc chính quyền các tỉnh ở ĐBSCL đang bắt đầu thiết kế các quy hoạch cấp tỉnh, sau quy hoạch tổng thể vùng của Chính phủ vào tháng trước.

Trong đó, "các thách thức về xã hội, kinh tế, môi trường và biến đổi khí hậu không thể giải quyết được riêng lẻ mà các địa phương phải cùng hành động", đại diện UNDP khuyến nghị.

Đại diện đối tác phát triển, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch tổng thể vùng.

Đại diện WB ước tính từ nay đến năm 2030, khu vực ĐBSCL cần ít nhất 57 tỷ USD để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết cho khu vực được xác định trong quy hoạch tổng thể.

Theo đó, với nhu cầu tài chính khổng lồ này, nguồn vốn công chỉ có thể đáp ứng được 21%, còn 79% sẽ phải đến từ các nguồn khác và tài chính tư nhân phải là nguồn đóng góp chính.

"VCCI cần phát huy vai trò trở thành cầu nối quan trọng giữa các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu quan trọng và các tổ chức tư vấn, WB sẵn sàng tham gia hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn tài chính", bà Carolyn Turk nói.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.623.091 VNĐ / tấn

18.80 UScents / lb

1.62 %

- 0.31

Cacao

COCOA

219.167.267 VNĐ / tấn

8,551.00 USD / mt

7.96 %

- 740.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

207.466.704 VNĐ / tấn

367.16 UScents / lb

4.96 %

- 19.17

Gạo

RICE

15.243 VNĐ / tấn

13.07 USD / CWT

0.03 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.272.223 VNĐ / tấn

984.56 UScents / bu

2.66 %

- 26.94

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.035.125 VNĐ / tấn

284.40 USD / ust

1.25 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
53 phút trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
10 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
12 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
17 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.