Một mũi tên trúng nhiều đích: Biện pháp trừng phạt “thông minh” nhất của EU để nặng tay với Nga mà vẫn nhận được khí đốt, kiếm thêm thu nhập

22/03/2022 18:00
Đối mặt với hành động của Nga tại Ukraine, các nhà lãnh đạo châu Âu cố gắng đưa ra một “biện pháp trừng phạt thông minh nhất” để tránh gây tổn thất cho EU lại có thể trừng phạt mạnh tay với Nga. Và đây là giải pháp đang được đề xuất.

*Bài viết là quan điểm của Daniel Gros, thành viên hội đồng quản trị và là thành viên xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Châu Âu.

Trước diễn biến căng thẳng giữa Nga và Ukraine, câu hỏi cấp thiết đặt ra là liệu Liên minh châu Âu (EU) hoặc các quốc gia thành viên riêng lẻ có nên cấm nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Trong khi Mỹ đã thực hiện các biện pháp trừng phạt đó, việc châu Âu đưa ra lệnh cấm sẽ gây thêm thiệt hại to lớn cho Nga. Châu Âu là khu vực mua gần 3/4 lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga trong năm 2021.

Song, lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga cũng sẽ gây ra những hậu quả kinh tế ngắn hạn nghiêm trọng cho châu Âu. May mắn thay, một biện pháp khác có thể giảm thiểu gián đoạn kinh tế châu Âu. Châu lục này có thể đặt ra mức thuế nhập khẩu đối với khí đốt Nga.

Thông thường, loại thuế như vậy sẽ vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, trước chiến sự tại Ukraine, EU có thể viện dẫn quyền miễn trừ an ninh quốc gia trong Điều XXI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch. Hơn nữa, Nga từ lâu đã áp thuế xuất khẩu 30% đối với khí đốt. EU có thể tuyên bố rằng thuế nhập khẩu của họ chỉ đơn giản là bù đắp cho khoản thuế này.

Thuế năng lượng được nhắm đến có thể thực hiện chỉ sau một đêm và có những lợi thế chính trị đáng kể. Thuế này sẽ cân bằng giữa việc buộc phải áp lệnh trừng phạt Nga với việc đảm bảo nhu cầu nhiên liệu cho người dân châu Âu.

Biện pháp này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga. Và bởi vì thuế quan được thực hiện ở cấp độ châu lục, nó sẽ cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng các nước thành viên có thể cùng hành động.

Thuế nhập khẩu khí đốt của Nga cũng sẽ bác bỏ cáo buộc châu Âu ủng hộ Nga bằng cách mua năng lượng của họ. Các quốc gia châu Âu có sẵn các lựa chọn thay thế cho khí đốt của Nga sẽ thay đổi nguồn cung nhanh chóng. Các quốc gia khác có thể tiếp tục mua khí đốt của Nga, nhưng các nước này sẽ nhận được tín hiệu về giá theo thời gian để đa dạng hoá nguồn cung. Nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt của Nga ban đầu có thể giảm chậm, nhưng tốc độ này sẽ tăng nhanh.

Thuế quan của EU sẽ tạo ra một động lực dài hạn mạnh mẽ cho các công ty tư nhân đưa ra lựa chọn tốt hơn. Nếu EU nói sẽ giữ nguyên thuế quan khi căng thẳng leo thang, các nhà cung cấp khí đốt tiềm năng trên thế giới sẽ có động lực tìm kiếm các nguồn mới, đầu tư nhiều hơn vào khai thác hoặc các nguồn dự trữ hiện có.

Trong khi đó, thuế nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho châu Âu. Vào thời điểm mà giá hydrocarbon toàn cầu ở mức cao, mức thuế 30% giá trị khí đốt của Nga có thể giúp châu Âu dễ dàng thu về 30-50 tỷ euro (33-55 tỷ USD) cho ngân sách EU hàng năm.

Ngoài hỗ trợ tài chính cho người dân châu Âu khỏi giá khí đốt tăng cao, những khoản thu đó có thể được sử dụng để hỗ trợ Ukraine và bù đắp chi phí chăm sóc người tị nạn Ukraine. Nếu mỗi người tị nạn cần khoảng 5.000 euro sinh hoạt phí, số lượng 3-5 triệu người tị nạn Ukraine tìm kiếm nơi trú ẩn tại EU sẽ cần khoản tiền là 15-25 tỷ euro.

Nga khó có thể tránh được thuế quan. Với tỷ lệ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu lớn, EU có sức mạnh độc quyền đáng kể. Những khách hàng khác chỉ đơn giản là mua không đủ nhiều để bù đắp khoản lỗ lớn như vậy. Ví dụ như Trung Quốc, nước đã mua một lượng khí đốt đáng kể từ Nga sẽ không muốn trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Nga.

Việc đánh thuế nhập khẩu khí đốt rõ ràng mang tính kinh tế. Mức thuế 30% đã được Nga áp dụng sẽ là một khởi đầu hợp lý. Nỗi lo ngại rằng giá khí đốt sau đó sẽ tăng theo là điều thiếu cơ sở, vì Nga có ít khách hàng thay thế nên sẽ phải chấp nhận mức giá bán thấp hơn.

Trong trường hợp giá cả ở châu Âu tăng lên, chi phí cho châu Âu cũng sẽ không đáng kể bởi vì khoản thu từ thuế quan sẽ vẫn ở EU. Hơn nữa, việc áp đặt thuế quan có thể làm dịu thị trường, vì nó mang lại một con đường tiến về phía trước mà không có lệnh cấm triệt để.

Điều này chỉ ra một lợi thế khác của thuế nhắm vào khí đốt. Các nhà hoạch định chính sách sẽ được cung cấp các thông tin cần thiết về thách thức tách mạng lưới khí đốt châu Âu khỏi Nga. Thuế có thể được điều chỉnh theo thời gian, tuỳ thuộc vào tình hình chính trị.

Một mức thuế khác cũng có thể được áp dụng đối với dầu nhập khẩu của Nga, mặc dù mức thuế phải thấp hơn nhiều so với khí đốt vì dầu dễ vận chuyển hơn. Mức thuế quá cao có thể dẫn đến sự chuyển hướng của tất cả các mặt hàng xuất khẩu Nga. Nhưng ngay cả với mức thuế 10%, nếu các đồng minh phương Tây thực hiện cũng có thể tạo ra nguồn thu đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo của châu Âu cố gắng đưa ra "các biện pháp trừng phạt thông minh", các biện pháp gây tổn thất tối đa cho Nga và tối thiểu cho EU, các quốc gia châu Âu nên nhận ra rằng thuế quan đối với khí đốt từ Nga là biện pháp trừng phạt thông minh nhất.

Theo Project Syndicate

https://cafef.vn/mot-mui-ten-trung-nhieu-dich-bien-phap-trung-phat-thong-minh-nhat-cua-eu-de-nang-tay-voi-nga-ma-van-nhan-duoc-khi-dot-kiem-them-thu-nhap-20220322163031389.chn

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
21 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
22 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
23 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
23 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.