Một ngành hàng quan trọng không kém dầu thô của Nga mà châu Âu không thể chạm đến: Mỹ cũng phải phụ thuộc lớn, các ông lớn trong ngành đều là đồng minh của Nga, cung cấp 1/4 sản lượng cho thế giới

21/02/2023 09:17
Ngành hàng này của Nga quan trọng với thế giới hơn bao giờ hết.
Một ngành hàng quan trọng không kém dầu thô của Nga mà châu Âu không thể chạm đến: Mỹ cũng phải phụ thuộc lớn, các ông lớn trong ngành đều là đồng minh của Nga, cung cấp 1/4 sản lượng cho thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hàng hóa bị mắc kẹt trong nhiều tháng tại cảng Rotterdam của Hà Lan quý giá đến mức Liên Hợp Quốc đã phải can thiệp để giải phóng hàng hóa. Đó không phải là ngũ cốc hay ngô mà là 20.000 tấn phân bón của Nga.

Khoảng 20% ​​dân số Malawi được dự đoán sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng trong quý 1 năm 2023. Đây là quốc gia được Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo bị tổn thương nhất trước chi phí lương thực và khủng hoảng phân bón do xung đột giữa Nga và Ukraine. Sự biến động nguồn cung phân bón từ Nga được Liên Hợp Quốc coi là rủi ro chính đối với nguồn cung lương thực vào năm 2023.

Phần lớn thế giới chỉ dựa vào một số quốc gia để cung cấp phân bón – đặc biệt là Nga và đồng minh của Nga (Belarus và Trung Quốc) đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Đây là đầu vào của ngành nông nghiệp và là yếu tố chính quyết định an ninh lương thực.

Nga và Belarus đóng vai trò cung cấp gần 1/4 tổng lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng trên khắp thế giới. Trong khi các sản phẩm nông nghiệp của Nga bao gồm ba loại phân bón chính - kali, phốt phát và nitơ đều không bị trừng phạt, xuất khẩu vẫn bị hạn chế do sự gián đoạn đối với các cảng, vận chuyển, ngân hàng và bảo hiểm.

Một ngành hàng quan trọng không kém dầu thô của Nga mà châu Âu không thể chạm đến: Mỹ cũng phải phụ thuộc lớn, các ông lớn trong ngành đều là đồng minh của Nga, cung cấp 1/4 sản lượng cho thế giới - Ảnh 2.

Nga, Belarus và Trung Quốc là những nhà cung cấp thành phần sản xuất phân bón quan trọng của thế giới. Đồ họa: Bloomberg

Tỷ phú phân bón người Nga – ông Andrey Melnichenko, người sáng lập EuroChem Group đã lập luận rằng chế độ trừng phạt của Liên minh châu Âu đã cản trở hoạt động thương mại đến mức nó sẽ khiến tổng lượng phân bón xuất khẩu bị cắt giảm khoảng 13 triệu tấn trong vòng một năm tới.

Sự gián đoạn thị trường đã khiến giá tăng đột biến vào mùa hè năm ngoái. Mặc dù đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây nhưng giá cả vẫn ở mức cao hơn so với trước thời điểm đại dịch. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi gã khổng lồ kali Belarus và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, ít nhất sẽ không được dỡ bỏ trước năm 2023.

Một ngành hàng quan trọng không kém dầu thô của Nga mà châu Âu không thể chạm đến: Mỹ cũng phải phụ thuộc lớn, các ông lớn trong ngành đều là đồng minh của Nga, cung cấp 1/4 sản lượng cho thế giới - Ảnh 3.

Giá phân bón đã hạ nhiệt tuy nhiên cao hơn mức trước khi xảy ra đại dịch.

Châu Âu và Mỹ đều phụ thuộc

Ngân hàng Phát triển Châu Phi đã cảnh báo rằng việc hạn chế sử dụng phân bón đồng nghĩa với việc sản lượng lương thực giảm 20%, trong khi Chương trình Lương thực thế giới nhận thấy các hộ sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển có nguy cơ rơi vào khủng hoảng lương thực nghiêm trọng do khan hiếm phân bón, biến đổi khí hậu và khủng hoảng lương thực.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đã thiết lập một công cụ theo dõi thương mại vào năm ngoái cho thấy nhiều nhà nhập khẩu ròng ở Mỹ Latinh, Đông Âu và Trung Á phụ thuộc vào Nga để có hơn 30% cả ba thành phần phân bón chính.

Và tại Ukraine - vựa lúa mì của châu Âu, Bộ trưởng Nông nghiệp Mykola Solskyi đã cảnh báo vào tháng 1 rằng vụ thu hoạch ngũ cốc mùa hè này sẽ bị ảnh hưởng do có quá ít phân bón được cung cấp cho cây trồng. Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ Latinh phụ thuộc vào nhập khẩu 83% lượng phân bón được sử dụng, chủ yếu từ Nga, Trung Quốc và Belarus.

Điều này đang gây cản trở đối với Peru và ngành nông nghiệp đang phát triển của nước này. Quốc gia này đã ghi nhận một câu chuyện thành công hiếm hoi trong lĩnh vực rau quả của mình trong những năm gần đây. Họ hiện là nhà xuất khẩu quả việt quất số 1 thế giới và là nhà cung cấp bơ, măng tây, atisô và xoài chính và được dự đoán sẽ mang lại khoảng 10 tỷ USD cho đất nước trong năm nay.

Tổng thống Vladimir Putin đã đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt về sự gián đoạn nguồn cung phân bón từ Nga vào cuối tháng 11 và cho biết hơn 400.000 tấn đã bị đóng băng tại các cảng châu Âu. Liên Hợp Quốc cho biết vấn đề cốt lõi nằm ở việc các công ty bảo hiểm vận chuyển không sẵn sàng bảo hiểm cho hàng hóa của Nga và các ngân hàng nông nghiệp chủ chốt không thể thực hiện các giao dịch tài chính do họ bị ngắt kết nối với SWIFT. Chính vì vậy, EU và Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chung vào tháng 11 làm rõ rằng các ngân hàng, công ty bảo hiểm, chủ hàng và các chủ thể khác có thể tiếp tục mang thực phẩm và phân bón của Nga ra thế giới.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
11 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
11 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
2 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
3 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.660.472 VNĐ / tấn

185.80 JPY / kg

3.78 %

- 7.30

Đường

SUGAR

11.071.270 VNĐ / tấn

19.59 UScents / lb

1.24 %

+ 0.24

Cacao

COCOA

229.892.256 VNĐ / tấn

8,968.00 USD / mt

9.67 %

+ 791.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.752.243 VNĐ / tấn

387.07 UScents / lb

0.02 %

+ 0.09

Gạo

RICE

15.425 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

0.56 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.557.610 VNĐ / tấn

1,014.70 UScents / bu

1.44 %

- 14.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.068.916 VNĐ / tấn

285.55 USD / ust

0.61 %

- 1.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
5 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
5 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
12 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
1 ngày trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.