Một ngày trước khi rơi, máy bay của Lion Air cũng suýt gặp nạn

24/03/2019 11:30
Chiếc Boeing 737 Max 8 "xấu số" đã suýt gặp nạn một ngày trước đó, nhưng được cứu nhờ phi công thứ 3 trong buồng lái...

Cuộc điều tra vụ rơi máy bay của hãng hàng không Indonesia Lion Air vào tháng 10 năm ngoái vừa có thêm tình tiết mới. Một ngày trước khi lao xuống biển, chiếc Boeing 737 Max 8 của Lion Air cũng đã suýt gặp nạn, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra ở Indonesia cho biết.

Được "cứu" nhờ phi công thứ ba

Cụ thể, vào ngày 28/10/2018, khi các phi công của Lion Air đang vật lộn để điều kiểu chiếc Boeing 737 Max 8, họ nhận được sự trợ giúp từ một phi công thứ 3 có mặt trong buồng lái. Phi công này, ngồi ở ghế phụ trong buồng lái (jumpseat), đã xác định chính xác vấn đề mà chiếc 737 Max 8 gặp phải, từ đó hướng dẫn cho các phi công lái chính tắt hệ thống điều khiển bay đang trục trặc và cứu được máy bay, nguồn tin trên cho biết.

Ngày hôm sau, một phi hành đoàn khác trên máy bay này đã gặp phải "trục trặc y hệt", theo như mô tả của các nhà điều tra, nhưng hậu quả là máy bay lao xuống biển Java, cướp đi sinh mạng của 189 người.

Chi tiết chưa được tiết lộ trên chuyến bay trước tai nạn của Lion Air là manh mối mới giải thích vì sao một số phi công 737 Max gặp phải lỗi này có thể tránh khỏi thảm họa trong khi những người khác không thể kiểm soát được máy bay và rơi xuống. Sự có mặt của phi công thứ ba trong buồng lái không được đề cập trong báo cáo ngày 28/11/2018 của Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia (NTSC) về vụ tai nạn và cũng chưa từng được báo cáo trước đó.

Cụ thể theo nguồn tin trên, trong chuyến bay trước vụ tai nạn, từ Bali đến Jakarta, phi công thứ 3 đã yêu cầu các phi công lái chính ngắt nguồn điện dẫn vào motor đang khiến máy bay bị chúi mũi và đây là một phần bảng hướng dẫn thao tác mà tất cả các phi công đều phải ghi nhớ.

"Tất cả dữ liệu và thông tin mà chúng tôi có về chuyến bay và chiếc máy bay đều đã được nộp lên NTSC. Chúng tôi không thể bình luận thêm lúc này vì công tác điều tra vụ tai nạn vẫn đang diễn ra", người phát ngôn Danang Prihantoro của Lion Air trả lời câu hỏi của Bloomberg về thông tin trên.

Báo cáo của NTSC nói rằng chiếc máy bay bị nạn đã gặp phải nhiều sự cố trong các chuyến bay trước đó nhưng chưa được sửa chữa đúng cách.

Đại diện của nhà sản xuất máy bay Boeing và NTSC hiện từ chối bình luận về thông tin liên quan tới chuyến bay trước vụ tai nạn.

Dấu hỏi xung quanh hệ thống an toàn bay của Boeing 737

Một ngày trước khi rơi, máy bay của Lion Air cũng suýt gặp nạn - Ảnh 1.

Buồng lái của máy bay 737 Max 8 - Ảnh: Bloomberg.

Hệ thống an toàn bay của máy bay Boeing 737 Max, được thiết kế để giữ cho phi cơ không hướng mũi quá cao hoặc mất lực nâng cánh (stall), đang được các nhà điều tra của vụ Lion Air và vụ tai nạn mới đây ở Ethiopia xem xét kỹ lưỡng. Một cảm biến bị lỗi được cho là đã "đánh lừa" hệ thống máy tính của máy bay Lion Air và khiến nó nghĩ rằng cần phải hạ mũi máy bay xuống để tránh rơi vào tình trạng mất lực nâng cánh.

Ngày 13/3, Boeing 737 Max đã bị đình bay tại Mỹ sau khi xuất hiện những điểm tương đồng của giữa tai nạn của Lion Air ngày 29/10 năm ngoái và của Ethiopian Airlines hôm 10/3. Với 2 vụ tai nạn liên tiếp trong vòng 5 tháng, nhiều nghi vấn được đặt ra về việc cấp phép cho mẫu 737 mới của Boeing. Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải Mỹ đang tiến hành xem xét lại việc cấp phép cho máy bay này. Ngoài ra, một bồi thẩm đoàn thuộc Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang kiểm tra xem liệu có dấu hiệu vi phạm hình sự trong việc cấp phép cho máy bay này hay không.

Tuần trước, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết đã lên kế hoạch đưa ra những thay đổi bắt buộc đối với hệ thống an toàn bay của 737 Max để giảm khả năng hệ thống này kích hoạt khi không gặp phải trường hợp khẩn cấp. Cơ quan này và Boeing cho biết cũng sẽ yêu cầu đào tạo thêm về hướng dẫn bay.

"Chúng tôi sẽ phối hợp với cuộc kiểm tra của Bộ Giao thông Vận tải", Charles Bickers, người phát ngôn của Boeing cho biết trong một email. Công ty này từ chối bình luận về cáo buộc hình sự.

Sau vụ tai nạn của Lion Air năm ngoái, 2 liên đoàn phi công Mỹ đã báo cáo những nguy cơ với hệ thống của Boeing 737 Max, có tên là Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay (Maneuvering Characteristics Augmentation System - MCAS). Chủ tịch Hiệp hội Phi công Southwest Airlines và Hiệp hội phi công của American Airlines Group Inc. cho biết không có tài liệu hướng dẫn bay nào của 737 Max giải thích chi tiết về hệ thống này. 

Sau vụ tai nạn của Lion Air, Boeing đã gửi thông báo tới tất cả khách hàng đang bay 737 Max để "nhắc nhở" về cách tắt hệ thống trên trong trường hợp khẩn cấp.

Đến nay, không có nhiều chi tiết về vụ tai nạn của Ethiopian Airlines được tiết lộ, ngoài những điểm tương đồng với tai nạn của Lion Air. Cũng Không có báo cáo nào về các vấn đề với máy bay của Ethiopian Airlines trước vụ tai nạn. 

Một ngày trước khi rơi, máy bay của Lion Air cũng suýt gặp nạn - Ảnh 2.

Hiện trường vụ rơi máy bay của Ethiopian Airlines ngày 10/3 - Ảnh: Getty Images.

Nếu hai máy bay xấu số gặp chung một vấn đề, câu hỏi đặt ra là tại sao các phi công không thực hiện theo sách hướng dẫn để tắt hệ thống đó đi.

"Sau vụ tai nạn kinh hoàng của Lion Air, chắc chắn bất kỳ ai lái máy bay này (737 Max) đều biết cách tắt hệ thống đó", Steve Wallace, cựu giám đốc của bộ phận điều tra tai nạn của FAA, nói.

Theo Jeffrey Guzzetti, cựu lãnh đạo điều tra tai nạn tại FAA và hiện là cố vấn, sự kết hợp của nhiều yếu tố khiến máy bay rơi cho thấy còn có những vấn đề khác trong vụ tai nạn ở Ethiopia. "Khó có thể tin rằng chỉ với trục trặc của MCAS có thể làm rơi một máy bay hiện đại với một phi công đã được đào tạo", Guzzetti nói.

MCAS hoạt động dựa trên một cảm biến ở gần mũi máy bay - có nhiệm vụ đo "góc tấn" (angle of attack), một thông số được tính dựa trên hướng gió thổi (song song hay theo góc) so với thân máy bay.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
6 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
7 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
7 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
8 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
8 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
8 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
13 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.