'Một người làm quan cả họ được nhờ': Người giàu thứ 3 Trung Quốc tạo ra 68 triệu phú nhờ sản xuất nước khoáng

03/09/2020 17:53
Dựa theo mức định giá sau khi IPO của công ty sản xuất nước đóng chai Nongfu, khối tài sản của ông Zhong Shanshan cũng tăng lên 38 tỷ USD. Theo đó, các thành viên trong gia đình ông và nhân viên lâu năm cũng sở hữu giá trị cổ phần lên tới hàng trăm triệu USD.

Zhong Shanshan – người đàn ông được mệnh danh là "sói già đơn độc", đã làm việc trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm: xây dựng, báo chí, điều chế thuốc và sản xuất nước đóng chai. Trong đó, chỉ có 2 ngành là điều chế thuốc và sản xuất nước mới giúp ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, Zhong lại là một người rất kín tiếng, ông hầu như không xuất hiện trên các mặt báo, không tham gia hoạt động chính trị và lợi ích kinh doanh mà ông có cũng không liên quan đến những gia đình giàu có – chẳng hạn như những "ông trùm" bất động sản. Đó là "nguồn gốc" của biệt danh trên.

Sự kín tiếng đó cũng không thể cản trở mức độ phủ sóng của Nongfu Spring Co. – hãng nước đóng chai có nắp màu đỏ mà ông Zhong sở hữu. Những chai nước này được bày bán ở khắp Trung Quốc, từ các quầy hàng đồ ăn trên phố cho đến khách sạn cao cấp.

Hiện tại, công ty này đang gây ấn tượng rất tích cực đối với nhà đầu tư. Cuối tuần trước, đợt IPO của Nongfu Spring đã nhận được lượng đăng ký mua cổ phiếu cao hơn dự kiến tới 323 lần và cổ phiếu được định giá ở mức cao nhất trong ngưỡng giao dịch cho phép.

Dựa theo mức định giá 21,50 HKD (2,77 USD)/cổ phiếu, 84% cổ phần sau IPO của ông Zhong nắm giữ trong Nongfu hiện có giá trị là 26 tỷ USD, đưa tổng tài sản của ông lên mức 38 tỷ USD. Điều này sẽ giúp ông trở thành người giàu thứ 3 Trung Quốc, sau Jack Ma và Pony Ma, theo Bloomberg Billionaires Index. Dự kiến, cổ phiếu Nongfu sẽ chính thức giao dịch tại Hồng Kông vào ngày 8/9. 

Trong khi đó, không chỉ có Zhong được hưởng lợi từ "vận may" của nhà sản xuất nước đóng chai. Theo bản báo cáo bạch, có 68 cổ đông khác nắm giữ 0,0063% - 1,4% cổ phần trong công ty này. Một số người mới chỉ sở hữu cổ phần vào năm ngoái, khi nhà sáng lập và công ty mẹ chuyển nhượng 0,79% cổ phần cho 33 người theo một phần của chương trình thưởng cho nhân viên.

Clifford Ng – thành viên ban lãnh đạo của Zhong Lun Law Firm, nhận định: "Thông thường, các nhà sáng lập sẽ tổng hợp lại cấu trúc này để nêu tên cổ đông trước thềm IPO, hoặc họ có thể trao quyền sở hữu cổ phiếu cho các nhân viên lâu năm để thưởng cho họ. Đó là một điều khá phổ biến ở Trung Quốc và bạn sẽ thấy việc này diễn ra ở các doanh nghiệp gia đình có nhân viên gắn bó trong nhiều năm."

Hiện tại, nhóm người được hưởng lợi nhiều nhất chính là đại gia đình của ông Zhong. Lu Xiaowei – chị gái của vợ ông, nắm giữ 1,4% cổ phần trị giá 432 triệu USD, trong khi 2 anh chị em khác mỗi người sở hữu 428 triệu USD. Các chị gái của ông Zhong – Zhong Xiaoxiao và Zhong Xuanxuan, nắm giữ lần lượt 428 triệu USD và 214 triệu USD cổ phần trong Nongfu. Vợ và con của ông Zhong không được liệt kê là cổ đông, dù hồ sơ IPO cho biết con trai ông là giám đốc không điều hành.

Thị trường IPO từ lâu đã trở thành địa điểm tạo quan trọng tạo nên sự giàu có ở Trung Quốc, nhưng mọi thứ thậm chí còn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn dù dịch Covid-19 khiến các thương vụ niêm yết bị ảnh hưởng. Trong 6 tháng đầu năm nay, ít nhất 24 người đã trở thành tỷ phú nhờ các thương vụ niêm yết. Chỉ riêng tuần trước, Trung Quốc ghi nhận thêm 3 người gia nhập câu lạc bộ tỷ phú khi công ty của họ "lên sàn" ChiNext.

Chưa dừng ở đó, quốc gia này cũng đang chứng kiến sự bùng nổ của số lượng triệu phú. Chỉ trong 1 năm, Trung Quốc đã có thêm 158.000 triệu phú, đưa tổng số lên 4,4 triệu người – cao nhất thế giới chỉ đứng sau Mỹ, theo báo cáo của Credit Suisse.

Trong khi đó, 2020 là một năm với rất nhiều sự thay đổi tích cực đối với ông Zhong, khi khối tài sản chạm mốc 7 tỷ USD vào hồi tháng 1. Vào tháng 4, Beijing Wantai Biological Pharmacy Enterprise Co. – công ty mà ông mua lại cổ phần chi phối ở gần 2 thập kỷ trước, đã niêm yết tại Thượng Hải, nâng giá trị tài sản của ông lên tới 20 tỷ USD, khi cổ phiếu công ty này tăng gần 3.200%.

Dẫu vậy, đối với Zhong, việc sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ USD không phải là điều dễ dàng. Trong quá khứ, việc học tập của ông đã gặp gián đoạn trong cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc và ông đã phải bươn chải, làm rất nhiều ngành nghề trước khi mở nhà máy sản xuất nước đóng chai.

Năm 1997, công ty của ông đã cho ra mắt loại nước đóng chai đầu tiên, có nguồn gốc từ tỉnh Chiết Giang. Kể từ đó, nguồn nước đã được mở rộng đến 10 địa điểm trên toàn quốc. Từ năm 2012 đến 2019, Nongfu chiếm 21% thị phần trong ngành sản xuất nước đóng chai trên khắp Trung Quốc. Năm ngoái, doanh thu của Nongfu là 24 tỷ CNY (3,5 tỷ USD), tăng 37% so với năm 2017.

Ngoài ra, Nongfu cũng mở rộng để trở thành một nhà sản xuất nước giải khát lớn, với khoảng 40% doanh thu năm 2019 đến từ các sản phẩm bao gồm trà, đồ uống và sinh tố trái cây.

Theo Kevin Kim – nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, trong bản báo cáo bạch, công ty này cho biết đại dịch và vụ lũ lụt gần đây đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng nhưng chỉ là sự gián đoạn tạm thời. Ông nhận định, việc người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc sống cuộc sống lành mạnh và thu nhập ngày càng tăng sẽ giúp mặt hàng nước khoáng thiên nhiên của Nongfu còn được tiêu thụ tốt hơn những loại đồ uống khác trong các năm tới. 

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
5 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
29 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
18 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
5 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.