Một penny ngành sợi miệt mài tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm bất chấp thua lỗ 11 quý liên tiếp, quá khứ "tai tiếng" giảm sàn 30 phiên

20/12/2021 14:21
Trong quá khứ, nhà đầu tư cổ phiếu FTM đã từng "đau đớn" khi thị giá sau khi tăng tốt đã đột ngột đổ đèo, nằm sàn 30 phiên liên tục từ đỉnh 25.200 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn hơn 3.000 đồng/cổ phiếu rồi tiếp tục đi ngang và điều chỉnh về vùng giá "1k" tại đầu năm 2021.

Chốt phiên 17/12, thị giá cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân tăng mạnh 4,7% lên mức 7.140 đồng/cổ phiếu. So với mức giá vỏn vẹn 1.420 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm 2021, thị giá FTM trong gần 1 năm đã tăng gấp hơn 5 lần kèm theo đó là thanh khoản cũng tăng mạnh từ mức vài trăm nghìn lên cả triệu đơn vị được khớp lệnh mỗi phiên.

Một penny ngành sợi miệt mài tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm bất chấp thua lỗ 11 quý liên tiếp, quá khứ tai tiếng giảm sàn 30 phiên - Ảnh 1.

Thị giá FTM đã gấp hơn 5 lần kể từ đầu năm 2021

Doanh nghiệp lỗ 11 quý liên tiếp, cổ phiếu thuộc diện kiểm soát của HoSE

Thông tin duy nhất liên quan đến ngành xơ sợi có khả năng tác động đến giá FTM chính là việc Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2302/QĐ-BCT ngày 13/10/2021 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia. Hàng rào thuế được dựng lên với mức từ 3,36% - 54,9% được xem là động lực, được giới đầu tư tài chính đánh giá rằng là "liều thuốc" rất cần để cổ phiếu ngành sợi hồi sinh.

Tuy nhiên, nếu nhìn về nội tại doanh nghiệp, kết quả kinh doanh thua lỗ triền miên đã đưa lỗ lũy kế của FTM lên đến hàng trăm tỷ đồng. Quý 3 vừa qua là quý thứ 11 liên tiếp FTM báo lỗ với mức lỗ 37 tỷ đồng.

Một penny ngành sợi miệt mài tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm bất chấp thua lỗ 11 quý liên tiếp, quá khứ tai tiếng giảm sàn 30 phiên - Ảnh 2.

Theo đó, mặc dù doanh thu quý 3 tăng gấp 18 lần lên hơn 88 tỷ đồng, đồng thời giá vốn tăng chậm hơn mức tăng doanh thu nên FTM báo lãi gộp gần 10 tỷ đồng trong khi quý 3/2020 lỗ gộp hơn 1,4 tỷ đồng. Ban lãnh đạo FTM cho biết, trong quý 3 sản xuất kinh doanh đã hồi phục, nhà máy vận hành ổn định, phục hồi được 50% sản lượng nhà máy số 2 và số 5. 

Tuy nhiên, áp lực chi phí lãi vay gần 25 tỷ đã bào mòn hoàn toàn phần lãi từ hoạt động kinh doanh, cộng thêm các khoản chi khác, doanh nghiệp vẫn lỗ sau thuế gần 37,5 tỷ đồng, tích cực hơn đôi chút so với khoản lỗ 49 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020. Trong nhóm dệt may-sợi, FTM đứng "top" các khoản lỗ lớn nhất của ngành.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu FTM tăng trưởng mạnh 246% lên hơn 154 tỷ đồng; song gánh nặng nợ vay khiến lỗ lũy kế sau 3 quý xấp xỉ 131,5 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 30/9, lỗ lũy kế của FTM ghi nhận xấp xỉ 328 tỷ đồng. Hồi tháng 8/2021, SGDCK TP.HCM (HoSE) thông báo tiếp tục duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu FTM khi BCTC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 của FTM là lỗ hơn 94 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2021 là âm gần 290,5 tỷ đồng. Như vậy, việc tiếp tục báo lỗ "đậm" trong quý 3 khả năng cao khiến cổ phiếu tiếp tục ở diện kiểm soát của HoSE.

Một penny ngành sợi miệt mài tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm bất chấp thua lỗ 11 quý liên tiếp, quá khứ tai tiếng giảm sàn 30 phiên - Ảnh 3.

Lỗ lũy kế của FTM tính đến hết quý 3 đã gần 328 tỷ đồng

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Trước đó, tại báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2021 của FTM, kiểm toán đã đưa ra kết luận ngoại trừ đối với khoản lỗ hơn 94 tỷ đồng, các khoản vay ngân hàng quá hạn thanh toán số tiền gần 464 tỷ đồng và lãi vay ngân hàng quá hạn thanh toán chưa được gia hạn nợ số tiền gần 233 tỷ đồng. Kiểm toán cho rằng khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp, đồng thời còn phụ thuộc vào việc cơ cấu lại các khoản đầu tư của Công ty.

Vì vậy, các điều kiện này cho thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Hiện tại, tính đến 30/9/2021, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn vẫn có giá trị tổng cộng hơn 962 tỷ đồng, chiếm đến 62% tổng tài sản, giá trị vẫn xấp xỉ mức đầu năm. Cụ thể, FTM có hơn 823 tỷ đồng nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn, chiếm hơn 60% tổng nợ phải trả; trong đó, phần lớn là vay ngân hàng.

Một penny ngành sợi miệt mài tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm bất chấp thua lỗ 11 quý liên tiếp, quá khứ tai tiếng giảm sàn 30 phiên - Ảnh 4.
Một penny ngành sợi miệt mài tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm bất chấp thua lỗ 11 quý liên tiếp, quá khứ tai tiếng giảm sàn 30 phiên - Ảnh 5.

Chuỗi giảm kinh hoàng 30 phiên "nằm sàn" trong quá khứ

Trong quá khứ, nhà đầu tư cổ phiếu FTM đã từng "đau đớn" khi thị giá giảm sàn 30 phiên liên tục. Đầu năm 2017, FTM chào sàn với thị giá giao dịch loanh quanh vùng 15.000 đồng/cổ phiếu. Nửa đầu năm 2019, FTM giữ vững nhịp tăng tốt lên mức đỉnh 25.200 đồng/cổ phiếu trong tháng 6, tuy nhiên ngay sau đó đã gây xôn xao thị trường với hàng chục phiên phiên giảm hết biên độ liên tục kể từ ngày 15/8 đến 26/9/2019. 

Kết quả, giá cổ phiếu FTM đã gần như đổ đèo thẳng đứng xuống còn hơn 3.000 đồng/cổ phiếu rồi tiếp tục đi ngang và điều chỉnh về vùng giá "1k" như đầu năm 2021.

Một penny ngành sợi miệt mài tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm bất chấp thua lỗ 11 quý liên tiếp, quá khứ tai tiếng giảm sàn 30 phiên - Ảnh 6.

Diễn biến cổ phiếu FTM trên thị trường

Vào thời điểm 2019, một số công ty chứng khoán cho biết có dư nợ margin cao bất thường tại FTM. Theo các công ty chứng khoán, một số cá nhân mở tài khoản và vay margin đều thừa nhận đứng tên hộ cho ông Lê Mạnh Thường - nguyên Chủ tịch HĐQT FTM.

Cho đến đầu tháng 9 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã vừa ban hành quyết định xử phạt 1,2 tỷ đồng đối với ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương do hành vi thao túng cổ phiếu FTM. Hai cá nhân này đã sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
3 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
3 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
3 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.