Một quốc gia bỗng trở thành tâm điểm chiến lược dầu khí của Mỹ giữa khủng hoảng năng lượng

27/07/2022 10:19
Azerbaijan - quốc gia duy nhất trên thế giới có biên giới với cả Nga và Iran - đang chủ động tìm cách mở rộng quan hệ với Mỹ và phương Tây như một yếu tố cân bằng.

Giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga

Theo trang The Daily Signal (Mỹ), năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Mỹ - Azerbaijan. Từ quan điểm chính sách đối ngoại của Washington, tầm quan trọng chiến lược của Azerbaijan là không thể phủ nhận. Thủ đô Baku của nước này là cảng lớn nhất trên Biển Caspi và là trung tâm giao thông quan trọng cho hàng hóa vận chuyển giữa châu Âu và Trung Á.

Trong ba thập kỷ qua, kể từ khi Azerbaijan trở thành quốc gia độc lập khi tách khỏi Liên Xô, mối quan hệ Mỹ - Azerbaijan đã phát triển toàn diện trong việc thúc đẩy an ninh năng lượng ở châu Âu, chống lại các mối đe dọa xuyên quốc gia, thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.

Trang The Daily Signal nhận định, nguồn hydrocacbon dồi dào và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác - xương sống của nền kinh tế quốc gia ven Biển Caspi này - đã cho phép nó trở thành một giải pháp thay thế đáng kể cho dầu và khí đốt của Nga. Điều đó giúp ích cho an ninh năng lượng của châu Âu và nói rộng ra là an ninh của Mỹ.

Mỹ và châu Âu có lợi ích thực dụng rõ ràng là ưu tiên và thúc đẩy quan hệ với Baku như mối liên kết kinh tế, năng lượng và thương mại quan trọng giữa đông và tây của vùng đất Á-Âu.

Một quốc gia bỗng trở thành tâm điểm chiến lược dầu khí của Mỹ giữa khủng hoảng năng lượng - Ảnh 1.

Bản đồ các đường ống dẫn dầu và khí đốt hiện có và được quy hoạch từ Baku (Azerbaijan). Ảnh: Wikipedia

Mỹ từ lâu đã ủng hộ các nỗ lực của Azerbaijan nhằm phát triển và xuất khẩu các nguồn năng lượng sang các thị trường phương Tây, với việc các công ty Mỹ đã tham gia vào các dự án phát triển dầu khí ngoài khơi ở Azerbaijan.

Hành lang khí đốt phía Nam Azerbaijan hoàn thành gần đây đã tiếp tục đưa các nguồn năng lượng quan trọng từ vùng Caspi sang thị trường châu Âu.

Công ty dầu khí BP (Anh) vào tháng 12/2020 từng đánh giá: "Nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu ngày nay đã nhận được một động lực thúc đẩy rất cần thiết khi một trong những dự án năng lượng phức tạp nhất trên thế giới bắt đầu hoạt động đầy đủ. Hệ thống đường ống Hành lang khí đốt phía Nam (SGC) mới hoàn thành hiện đang vận chuyển khí đốt tự nhiên từ dưới Biển Caspi ngoài khơi Azerbaijan đến các khách hàng châu Âu cách đó hàng nghìn dặm. Sự kiện quan trọng về kỹ thuật này có sự tham gia của 7 chính phủ quốc gia, 11 công ty khác nhau và hơn 30.000 người. Kết quả là một hệ thống đường ống dài 3.500 km leo trên núi, chui xuống biển và trải dài toàn bộ chiều rộng của Thổ Nhĩ Kỳ, mở ra một tuyến đường cung cấp năng lượng mới cho Liên minh châu Âu".

Hành lang khí đốt phía Nam bao gồm ba đường ống: Đường ống Nam Caucasus qua Azerbaijan và Georgia; Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên xuyên Anatolian qua Thổ Nhĩ Kỳ; và Đường ống xuyên Adriatic qua Hy Lạp và Albania đến Ý.

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã ký một thỏa thuận với Azerbaijan để tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu vào năm 2027, nhằm giúp Liên minh châu Âu (EU) giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Trong chuyến thăm Baku để công bố thỏa thuận, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nói: "Hôm nay, với Biên bản ghi nhớ mới này, chúng tôi đang mở ra một chương mới trong hợp tác năng lượng với Azerbaijan - một đối tác quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi để tránh xa nhiên liệu hóa thạch của Nga."

Cải cách và tự do kinh tế là tối quan trọng

Theo trang The Daily Signal, Azerbaijan đang và sẽ tiếp tục là một quốc gia có tầm quan trọng về địa chính trị, với mức độ liên quan với châu Âu và Mỹ được nâng cao, đặc biệt trong bối cảnh phương Tây tìm cách mở rộng và đảm bảo các lựa chọn thay thế cho nguồn năng lượng Nga.

Việc sử dụng nhiều hơn Hành lang khí đốt phía Nam từ Azerbaijan đến các thị trường toàn cầu mang lại nhiều lợi ích cho khu vực cũng như cho Mỹ.

Trong bối cảnh chiến lược đó, hơn bao giờ hết, việc tiếp tục áp dụng các biện pháp cải cách lớn hơn và thúc đẩy tự do kinh tế là điều tối quan trọng đối với Azerbaijan.

Trong những thập kỷ qua, quốc gia này đã thành công trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo và hướng nguồn thu từ sản xuất dầu khí của mình để phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại hơn và cần thiết hơn.

Một quốc gia bỗng trở thành tâm điểm chiến lược dầu khí của Mỹ giữa khủng hoảng năng lượng - Ảnh 2.

Azerbaijan đã chi 350 triệu USD để xây Flame Towers - công trình kiến trúc cao nhất ở Baku. Ảnh: Getty Images

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế hàng năm của quỹ The Heritage Foundation (Mỹ), Azerbaijan đã có xu hướng gia tăng đáng kể về tự do kinh tế kể từ khi quốc gia này lần đầu tiên được đo lường chỉ số trong các lĩnh vực, chính sách quan trọng về pháp quyền, sức khỏe tài chính, hiệu quả quản lý và độ mở của thị trường từ năm 1996. Trong thập kỷ qua, tổng điểm của Azerbaijan luôn cao hơn mức trung bình của thế giới.

Tuy nhiên, trang The Daily Signal, nhận định, Azerbaijan vẫn cần nỗ lực hơn nữa, và Washington có thể hỗ trợ đối tác này bằng cách mở rộng và làm sâu sắc hơn đối thoại thẳng thắn, cởi mở và hướng tới tương lai giữa hai nước về các vấn đề cùng quan tâm.

https://soha.vn/mot-quoc-gia-bong-tro-thanh-tam-diem-chien-luoc-dau-khi-cua-my-giua-khung-hoang-nang-luong-20220725112208639.htm

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
9 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.