Con số trên đã đẩy tổng số nợ của gã khổng lồ điện lực của Pháp lên 64,5 tỷ euro.
Các khoản lỗ trên, tương phản với khoản lãi 5 tỷ euro vào năm 2021, là khoản lỗ lớn thứ 3 trong lịch sử doanh nghiệp Pháp và là mức lỗ tồi tệ nhất trong hơn 2 thập kỷ.
Sự sụt giảm xảy ra mặc dù doanh thu của EDF tăng 70%, đạt tổng cộng 144 tỷ euro do giá năng lượng toàn cầu tăng.
Nhà sản xuất điện trên phần lớn thuộc sở hữu nhà nước. Họ phải trải qua một năm 2022 đầy khó khăn do số lần ngừng hoạt động chưa từng có tại các lò phản ứng của mình.
Bên cạnh đó là do mức trần do Pháp đưa ra để giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình giải quyết vấn đề giá năng lượng tăng cao.
Do sản lượng điện sụt giảm đáng kể, EDF buộc phải mua năng lượng để bù vào lượng thiếu hụt trên thị trường Pháp, trong khi giá điện tăng cao kỷ lục.
Năm 2022, công ty đã chi 121 tỷ euro chỉ riêng cho việc mua nhiên liệu và năng lượng, gấp 3 lần so với năm 2021.
Năm ngoái, Pháp lần đầu tiên trở thành nhà nhập khẩu điện ròng sau hơn 4 thập kỷ.
Tháng 7/2022, chính quyền Pháp đã công bố kế hoạch giành toàn quyền kiểm soát EDF, tập đoàn năng lượng lớn nhất của đất nước. Động thái này nhằm hỗ trợ công ty và đảm bảo chủ quyền năng lượng của quốc gia trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, quá trình trên đã bị đình trệ do một vụ kiện của các cổ đông và nhân viên EDF, những người cho rằng các điều khoản quốc hữu hóa của công ty là không thể chấp nhận được.
Chính phủ Pháp hiện sở hữu 96% cổ phần của EDF.
Theo RT