Một thập kỷ của 'bầu' Đức

30/12/2018 01:06
Người hâm mộ bóng đá hiện nhắc đến "bầu" Đức như "người hùng" bởi những cống hiến thầm lặng cho bóng đá Việt Nam. Còn về kinh doanh, công ty của vị doanh nhân này vẫn đang cố gắng thoát khỏi khoản nợ chục nghìn tỷ đồng.

2018 là năm có nhiều dấu mốc quan trọng với ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG), người thành lập Học viện bóng đá đầu tiên của Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai - JMG.

10 năm trước, người đứng đầu HAG đưa cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 22/12/2008. Đồng thời, ông cũng nhận danh xưng người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Cùng thời gian đó, “bầu” Đức đưa Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – JMG vào hoạt động, đặt nền tảng cho một thế hệ cầu thủ mới của bóng đá Việt Nam. Một thập kỷ sau, “hai đứa con” của “bầu” Đức có những số phận rất khác nhau.

Một thập kỷ của bầu Đức - Ảnh 1.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAG. Nguồn: VNExpress

Bóng đá, cao su và nợ

Bóng đá Việt Nam đang trong thời gian thăng hoa bậc nhất. Sau khi vào đến chung kết giải U23 châu Á, đội tuyển Việt Nam lọt nhóm 4 đội mạnh nhất của giải bóng đá Nam Asiad và kết thúc năm 2018 trọn vẹn với ngôi vô địch AFF Cup, sau 10 năm chờ đợi.

Trong giây phút thành công đó, “bầu” Đức là cái tên được nhắc tới vì đã đưa ông Park Hang-seo tới Việt Nam, trả lương cho vị huấn luyện viên Hàn Quốc suốt một năm qua và quan trọng hơn là việc tạo ra một thế hệ bóng đá Việt mới.

Một thập kỷ của bầu Đức - Ảnh 2.

"Bầu" Đức và dàn cầu thủ trong đó có Lương Xuân Trường. Ảnh: Internet.

Ông Đoàn Nguyên Đức được gọi là "người hùng thầm lặng" vì một tinh thần hết mình đóng góp cho sự nghiệp bóng đá Việt Nam và tiên phong trong xu hướng đào tạo trẻ. Những cầu thủ lứa I và II của Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – JMG đã được chọn giữ vị trí quan trọng trong đội hình và đóng góp vào kỳ tích của đội tuyển Việt Nam. Đây là kết quả của định hướng đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn châu Âu mà “bầu” Đức theo đuổi tại ngôi trường HAGL-JMG, được xây dựng trên khu đất hơn 5 ha cao su vào hơn 10 năm trước.

Khi đó, quyết định chặt hàng nghìn cây cao su đang mùa thu hoạch, để xây trường của “bầu” Đức từng gây sốc cho nhiều người vì doanh thu trên diện tích này có thể đạt đến 1,5 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, thời gian đã cho thấy lựa chọn đó là chính xác với nền bóng đá Việt Nam. Còn với cao su, chính loài cây này đã đẩy “bầu” Đức vào vòng xoáy nợ trong suốt một thập kỷ qua.

Cùng thời điểm năm 2007- 2008, “bầu” Đức rót vốn vào cao su khi giá bán trên thị trường thế giới đạt đỉnh 5.000 USD/tấn bằng nguồn tiền vay từ nhiều ngân hàng, trong đó BIDV chiếm phần lớn. Cũng sau thời gian ấy, giá cao su liên tục lao dốc, nằm ngoài kịch bản giá 2.500-3.000 USD/tấn mà “bầu” Đức dự đoán, 25.000 ha cao su ở Lào đứng trước nguy cơ. Ngoài cao su, “bầu” Đức cũng từng thất bại trong lĩnh vực mía đường và đã bán công ty cho Thành Thành Công.

Một thập kỷ của bầu Đức - Ảnh 3.

Ảnh: Hoàng Anh Gia Lai.

Để sửa chữa những nhận định sai lầm trong quá khứ, “bầu” Đức đã cố gắng tìm đến những hướng đi khác bao gồm cả chăn nuôi bò và trồng cây ăn quả (thanh long, chanh dây, ớt, chuối...) nhưng hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Doanh nghiệp của ông dần chìm sâu trong các khoản nợ sau hơn 10 năm niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Tính tới cuối tháng 9/2018, HAG đang có hơn 21.000 tỷ đồng nợ vay, gồm 5.790 tỷ đồng vay ngắn hạn và gần 15.270 tỷ đồng vay dài hạn. Chi phí lãi vay 3 quý gần nhất gần 1.366 tỷ đồng, riêng quý III hơn 442 tỷ đồng. Trung bình khoản này dao động khoảng 1.300 tỷ đồng và chiếm trên 20% doanh thu trong các năm trước.

Kết quả kinh doanh gần nhất trong 9 tháng 2018 của HAG ghi nhận doanh thu tăng 18% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 54% so với cùng kỳ 2017, đạt 368,6 tỷ đồng. Năm 2016 doanh nghiệp này lỗ ròng hơn 1.589 tỷ đồng và năm trước lãi 69,5 tỷ đồng.

KQKD của HAG trong 10 năm qua (Đvt: tỷ đồng)

Một thập kỷ của bầu Đức - Ảnh 4.

Ảnh hưởng từ kết quả kém tích cực trong hoạt động kinh doanh, cổ phiếu 2 doanh nghiệp của “bầu” Đức trên sàn chứng khoán lao dốc. Từ mức trên 40.000 đồng (giá điều chỉnh) từng đạt được vào năm 2010, cổ phiếu HAG đã về dưới mệnh giá và hiện giao dịch quanh mức 4.000 đồng/cp.

HNG, cổ phiếu của công ty con Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HoSE:HNG) cũng chung số phận, giảm từ mức 35.000 đồng khi chào sàn năm 2015 xuống quanh giá 16.000 đồng/cp.

Một thập kỷ của bầu Đức - Ảnh 5.

Thị giá cổ phiếu liên tục sụt giảm cùng với những lần buộc bán giải chấp, khiến khối tài sản của “bầu” Đức đi xuống. Người từng giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam giờ phải gánh khoản nợ khổng lồ.

Một thập kỷ của bầu Đức - Ảnh 6.

Nên duyên với Thaco

Trong lúc HAG đang dần chìm sâu trong nợ nần, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Ôtô Trường Hải (Thaco) đã nắm lấy tay “bầu” Đức.

Đầu tháng 8, Thaco chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với HAGL đầu tư vào 2 công ty là HNG và HAGL Myamar. Doanh nghiệp của tỷ phú ôtô Việt Nam sẽ chi 7.800 tỷ đồng để sở hữu lần lượt 35% vốn và 51% tại 2 công ty “bầu” Đức, chịu trách nhiệm chính đối với dự án bất động sản tại Myanmar, đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 2 để sớm hoàn thành theo cam kết với Chính phủ Myanmar.

Sự hợp tác này được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận xét là “cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối” giữa một Thaco với tiềm lực kinh tế mạnh và một Hoàng Anh Gia Lai có giấc mơ nâng tầm nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng gọi đây là cú đảo chiều lịch sử kiến tạo ngành nông nghiệp Việt Nam.

Sau khi ký kết chiến lược, Thaco đã đưa nhân sự vào các vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp “bầu” Đức. Cuối tháng 12, HNG đã miễn nhiệm 6 Phó Tổng giám đốc và thay thế dần các đại diện từ Thaco. Các chức vụ Thành viên HĐQT, Thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng và Phó Tổng giám đốc đều có mặt các cá nhân từ Thaco.

Sự chuyển dịch vẫn đang diễn ra và tương lai không thể biết Thaco có thể kéo doanh nghiệp “bầu” Đức khỏi các khoản nợ chục ngàn tỷ hay không, nhưng với “bầu” Đức năm 2018 đã đi qua với nhiều cảm xúc.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
40 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.