Một thế hệ người trẻ Trung Quốc bị “phong tỏa thanh xuân” vì đại dịch

01/01/2023 15:00
Nhiều người sinh sau năm 2000 đã phải dành toàn bộ quãng thời gian tươi đẹp nhất của thanh xuân để cách ly trong nhà hoặc trường đại học.

Năm 2022 là năm Gen Z của Trung Quốc trưởng thành. Nhóm thanh niên Trung Quốc đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 21 được gọi là thế hệ "sau 2000" - hiện đã đến tuổi kết hôn hợp pháp và đã tốt nghiệp đại học.

Vào tháng 10, Chen bắt đầu cảm thấy không khỏe nghiêm trọng. Lo lắng rằng mình có thể cần được điều trị y tế khẩn cấp, chàng sinh viên 20 tuổi đã tìm đến giáo sư của mình để được giúp đỡ.

Câu trả lời của giáo sư khiến anh thất vọng. Thay vì hỏi Chen tình hình của anh ấy thế nào, thầy giáo đã thẳng thừng thông báo rằng anh cần phải xin phép rời khỏi khuôn viên trường mới được đi khám do các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt của trường đại học.

Đối với Chen, việc gói gọn cuộc sống bên trong trường đại học suốt thời gian qua là một cơn ác mộng dài. “Có vẻ như mọi người đều không quan trọng lắm, tuân thủ quy tắc mới là điều quan trọng”, Chen nói.

Đối với những người Trung Quốc trẻ tuổi như Chen, đại dịch COVID-19 có nghĩa là hơn 3 năm đóng cửa. Nó đã trở thành một sự kiện định hình cuộc đời - một sự kiện đã thay đổi cách nhìn của họ về thế giới và những kỳ vọng của họ về tương lai.

Chen là thành viên của thế hệ "sau 2000" của Trung Quốc, những người có thời gian học đại học gần như trùng khớp với thời gian virus corona hoành hành.

Sau khi lớn lên trong thời đại tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhiều người "sau 2000" đã đến trường đại học với đầy sự tự tin và ngập tràn kỳ vọng. Họ coi việc tìm được công việc tốt và tận hưởng cuộc sống thoải mái sau khi tốt nghiệp là điều hiển nhiên.

Sau đó, COVID-19 xuất hiện và mọi thứ đã thay đổi. Các trường đại học Trung Quốc đã thực hiện quy tắc “không COVID” nghiêm ngặt. Việc phong tỏa lặp đi lặp lại. Rời khỏi khuôn viên trường để đi chơi đêm, thực tập hoặc thậm chí là về nhà đều khó khăn. Đặc biệt trong năm nay, khi các ca nhiễm gia tăng khắp nước, chúng đều bất khả thi.

Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại đáng kể và số lượng công việc văn phòng đã cạn kiệt. Đến tháng 7, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị ở đất nước tỷ dân là gần 20%. Khi lớp đầu tiên của thế hệ sinh sau năm 2000 hoàn thành chương trình học vào mùa hè, truyền thông trong nước đã gọi đó là “mùa tốt nghiệp khó khăn nhất trong lịch sử”.

Đối với nhiều người sinh sau năm 2000, Covid-19 đã đảo lộn cuộc đời họ. Trong một cuộc khảo sát vào tháng 7 của hãng truyền thông kinh doanh Trung Quốc Yicai, gần 85% số người được hỏi cho biết đại dịch đã khiến cuộc sống đại học của họ không như mong đợi. Hơn 75% cho biết điều đó làm giảm cảm giác an toàn, trong khi gần 70% cho biết họ giảm niềm tin vào tương lai.

Trên mạng, tình cảnh này đã tạo ra cả một slogan không vui vẻ lắm: “Tuổi trẻ ngắn ngủi, ba năm trôi qua vì đại dịch”. Thay vì đi ra ngoài khám phá và trải nghiệm tuổi thanh xuân, nhiều người đang học cách đối phó với cảm giác bất lực và lo lắng.

“Tôi cảm thấy như mình đã bị cắt đứt khỏi thế giới”

“Thời gian cách ly có lẽ là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi, tôi cảm thấy như mình đã bị cắt đứt khỏi thế giới”, Gao Ling, 21 tuổi, sinh viên đại học ở Thượng Hải trả lời phỏng vấn của Sixth Tone cho biết.

Mùa xuân này, sau khi Thượng Hải bị phong tỏa, một trong những bạn học của Gao đã xét nghiệm dương tính với virus corona. Trong vòng vài ngày, cô và hơn 100 bạn học của mình đã được chuyển đến một thành phố ở tỉnh Giang Tô lân cận để cách ly.

Gao đã phải đối mặt với chứng trầm cảm một thời gian trước khi phong tỏa. Mặc dù trạng thái tinh thần của cô đã được cải thiện sau một học kỳ được trị liệu, nhưng cô tiếp tục phải trải qua những cảm xúc dao động và lo lắng dữ dội trong suốt 10 ngày cô ấy ở trong cơ sở cách ly.

Một thế hệ người trẻ Trung Quốc bị “phong tỏa thanh xuân” vì đại dịch - Ảnh 1.

Sinh viên đại học chuẩn bị rời khuôn viên trường ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông ngày 3 tháng 12 năm 2022. Do các chính sách kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt, chỉ những sinh viên có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong 5 ngày liên tiếp mới được phép rời trường và học trực tuyến từ xa.

Tuy nhiên, dần dần, cô học cách kiểm soát tâm trạng của mình. Tham gia các lớp học và cuộc họp trực tuyến cũng như thực hiện các dự án của riêng mình, cô thậm chí còn bắt đầu nhìn thấy mặt tươi sáng của thời gian xa trường. Bây giờ Gao nghĩ rằng mình bị trầm cảm vì cô “còn quá trẻ” và trải nghiệm đó đã giúp cô ấy trưởng thành hơn. Không lâu sau kỳ nghỉ Quốc khánh tháng 10 của Trung Quốc, cô lại bị cách ly. Lần này nó hầu như không làm cô bối rối: “Tôi thực sự không để những điều tồi tệ khiến mình buồn phiền nữa. Chỉ cần tiếp tục sống là đủ”.

Tuy nhiên, tương lai của cô sẽ thế nào vẫn là một vấn đề nhức nhối. Gao tin rằng những người “hậu 00” đã có trải nghiệm về đại dịch rất khác với các thế hệ trước. Những người sinh trong thập niên 80 và sau những năm 90 “đã có cuộc sống của riêng họ”- trong khi những người Gen Z bị giới hạn trong khuôn viên trường đã bị “đẩy đi khắp nơi”.

Là sinh viên năm cuối, Gao dự định làm việc trong lĩnh vực nhân sự, chuyên ngành mà cô đã chọn cách đây 4 năm. Nhưng cô cảm thấy việc tìm kiếm việc làm của mình bị ảnh hưởng bởi đại dịch và đến giờ vẫn chưa nhận được lời mời làm việc: “Thành thật mà nói, tôi vẫn chưa thấy đại dịch kết thúc. Tôi không hy vọng về điều đó. Tôi sẽ không phải tuyệt vọng nếu không hy vọng ngay từ đầu”.

Những điểm tươi sáng

Xie Bin, 21 tuổi, một người làm nghề sáng tạo nội dung ở tỉnh Chiết Giang cũng có cả thay đổi tích cực và tiêu cực vì đại dịch. Xie sống một mình ở trung tâm công nghệ phía đông Hàng Châu, nơi anh làm việc cho một công ty truyền thông startup. Lương anh hằng tháng là 7.000 NDT (gần 24 triệu đồng), không phải là mức anh mong đợi, nhưng vẫn nhận việc vì “môi trường tồi tệ” do COVID-19 gây ra.

Một thế hệ người trẻ Trung Quốc bị “phong tỏa thanh xuân” vì đại dịch - Ảnh 2.

Đại dịch lấy đi nhiều cơ hội nhưng cũng đem đến những điểm sáng khác

Nếu không có đại dịch, có lẽ anh đã dành vài năm qua để mở rộng mạng lưới cá nhân của mình bằng cách ra ngoài và gặp gỡ những người mới. Thay vào đó, Xie phải dành phần lớn thời gian của mình ở công ty hoặc ở nhà, một phần để tránh những rủi ro cách ly không cần thiết.

Mặt khác, “zero-COVID” cũng có những lợi ích của nó. Mối quan hệ của anh ấy với cha mẹ, những người trước đây không ủng hộ sự nghiệp của anh trở nên ấm áp hơn hẳn sau quãng thời gian dài ở nhà.

Xie cũng cho biết COVID-19 đã mang đến những cơ hội mới cho ngành của anh ấy, khi mọi người dành nhiều thời gian hơn để xem các video ngắn và lướt các nền tảng phát trực tiếp. Anh thích công việc này, mặc dù được trả lương thấp và nghĩ rằng mình có thể tìm thấy nhiều cơ hội hơn.

Nguồn: Sixth Tone

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
9 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
10 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
11 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
11 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.