Một Trung Quốc mất ngủ: Giới trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn 'ngủ ngày cày đêm'

17/01/2022 09:28
Số lượng người Trung Quốc mắc chứng rối loạn giấc ngủ ngày càng tăng, liệu y học hoặc thị trường có thể đưa ra những phương pháp chữa trị tốt nhất?

Vòng luẩn quẩn

Trong khi hầu hết mọi người dành khoảng một phần ba cuộc đời (khoảng tám giờ mỗi ngày) để ngủ say, thì có rất nhiều người khác cảm thấy phần lớn thời gian trong ngày của họ chỉ để cố gắng ngủ gật.

Ji Jun là nhân viên 31 tuổi làm việc tại một công ty thương mại ở Thượng Hải, cô cũng nằm trong số nhiều người phải vật lộn với chứng mất ngủ. Vấn đề của cô bắt đầu từ cách đây 5 năm, cô thường trằn trọc hằng đêm mà không rõ lý do. "Nhiều lần tôi nghĩ đêm nay mình lại không thể ngủ rồi và sau đó tôi thực sự mất ngủ", Ji nhớ lại. "Đó là một vòng luẩn quẩn. Càng cảm thấy khó chịu trước khi ngủ thì tôi càng khó ngủ. Rồi ngày hôm sau, tôi sẽ lại rất buồn ngủ khi làm việc".

Ji là một trong hàng triệu người mắc chứng mất ngủ ở Trung Quốc. Đây hoàn toàn không phải là một vấn đề mới, từ Thời Chiến Quốc người ta đã mô tả một vị vua "không thể ngủ ngon trên giường" (tẩm bất an tịch) do lo lắng về vấn đề quốc gia. Nhưng ngày nay, các vấn đề của hiện đại như áp lực công việc, ô nhiễm tiếng ồn và việc sử dụng liên tục các thiết bị kỹ thuật số thường được cho là nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ.

Một Trung Quốc mất ngủ: Giới trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn ngủ ngày cày đêm - Ảnh 1.

Sinh viên đại học ngủ trưa giữa giờ học ở tỉnh Sơn Đông

Theo một báo cáo năm 2018 do Hiệp hội Bác sĩ Y khoa Trung Quốc đưa ra, hơn 300 triệu người Trung Quốc mắc một số dạng rối loạn giấc ngủ và vấn đề này không giống nhau giữa giới trẻ, hơn 60% thế hệ "sau những năm 90" cảm thấy họ không không được nghỉ ngơi đầy đủ. Không những mệt mỏi khi làm việc vào ngày hôm sau, Ji còn nhận thấy gia tăng các triệu chứng liên quan như đau nửa đầu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ và rụng tóc.

Một cuộc khảo sát năm 2017 do Tencent và tập đoàn dược phẩm đa quốc gia Sanofi của Pháp thực hiện cho kết quả 80% người được hỏi đã từng bị mất ngủ. Hai phần ba số người bị gặp tình trạng này cho biết họ cần hơn 30 phút mới đi vào giấc ngủ được, và hơn một nửa tỉnh dậy ít nhất hai lần trong đêm.

Theo Tiến sĩ Sun Wei, trưởng khoa Y học về Giấc ngủ tại Bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh, tất cả các triệu chứng này đều được phân loại là "khó ngủ". Ông chia nguyên nhân thành ba loại: "yếu tố gây bệnh" gồm tình trạng di truyền và tính cách; "yếu tố phát bệnh" như rối loạn thể chất hoặc tâm thần; và "yếu tố kéo dài bệnh" chẳng hạn như các phương pháp điều trị sai cách hoặc phản ứng "làm tình hình trầm trọng thêm".

Bệnh nặng vái tứ phương nhưng vô phương cứu chữa

Ji đã thử một số phương pháp để giải quyết tình trạng của mình, bao gồm thực phẩm chức năng, rượu và các ứng dụng giúp ngủ ngon giấc, nhưng tất cả đều không thành công. Giải pháp cuối cùng là cô nhờ một bác sĩ kê thuốc ngủ cho mình nhưng cô chia sẻ: "Uống thuốc xong, tôi ngủ như chết… và khi tôi tỉnh dậy, tôi không được thoải mái cho lắm, cảm thấy lờ đờ". Mặc dù vậy, nếu không uống thuốc, cô sẽ không ngủ được chút nào.

Thuốc kê đơn không phải là lựa chọn phổ biến đối với hầu hết những người bị mất ngủ. Theo khảo sát của Tencent, chỉ 4,5% người sẽ đến bệnh viện để điều trị và hơn 57% người từ chối dùng bất kỳ loại thuốc nào. "Tôi không nghĩ đó là một vấn đề lớn", một kế toán 50 tuổi họ Chen đến từ tỉnh Liêu Ninh cho biết.

Chen đã phải chịu đựng chứng mất ngủ trong khoảng 4 năm vì tin rằng bệnh này có liên quan đến thời kỳ mãn kinh. "Khi phải đối mặt với những sự thay đổi của cuộc sống, mọi người thường không thể ngủ ngon. Mất ngủ làm tôi rất đau khổ, nhưng tôi không nghĩ rằng cần phải điều trị. Và tôi không muốn trở nên phụ thuộc vào thuốc ngủ".

Một Trung Quốc mất ngủ: Giới trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn ngủ ngày cày đêm - Ảnh 2.

Mặt nạ mắt được người tiêu dùng trẻ rất ưa chuộng

Tiến sĩ Sun cho biết: "Mọi người thường không tin rằng mất ngủ có thể là một chứng rối loạn và họ lo ngại tác dụng phụ của thuốc ngủ". Sun nói thêm rằng một số người bệnh chỉ đơn giản là cam chịu vì nghĩ rằng tình trạng này là không thể chữa khỏi. Theo bác sĩ tâm thần Liu Aimin, nhiều bệnh nhân thậm chí còn cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận mình khó ngủ: "Một số người có thể nghĩ: Tại sao tôi lại bị mất ngủ? Tôi có vấn đề nên mới mất ngủ sao?"

Tiến sĩ Sun khẳng định rằng thuốc ngủ không phải là khuyến nghị đầu tiên của hầu hết các bác sĩ. Trước khi điều trị, hầu hết các bệnh nhân của Tiến sĩ Sun đều trải qua Liệu pháp Hành vi Nhận thức cho Chứng mất ngủ (CBT-I). Kỹ thuật này bao gồm thói quen đi ngủ lúc 10:30 tối, thức dậy lúc 5:30 sáng, không ngủ trưa, tập thể dục nhịp điệu và dành ra ít nhất một giờ đồng hồ mỗi ngày để bình tĩnh và thư giãn. Tiến sĩ Sun nói: "Về cơ bản, các bác sĩ sẽ kê đơn khi tình hình bắt buộc, nghĩa là khi hậu quả của chứng mất ngủ nghiêm trọng hơn tác dụng phụ của thuốc".

Mặc dù vậy, Chen không muốn khám bác sĩ, bà thích tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ giấc ngủ đang phát triển ở thị trường Trung Quốc. Vài tháng trước, Chen bắt đầu sử dụng melatonin, một loại hormone giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, và mua một chiếc gối nhồi các loại thảo mộc Trung Quốc được thiết kế để giảm bớt lo lắng. Bà cho biết bây giờ bà ngủ ngon hơn, nhưng không mấy lâu hơn. Dù đó có phải chỉ là hiệu ứng giả dược hay không, Chen cũng có kế hoạch mua một tấm nệm tốt hơn để cải thiện việc nghỉ ngơi của mình hơn nữa.

Làm giàu từ giấc ngủ

Nhờ những khách hàng như Chen, thị trường bán các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ đã tăng lên khoảng 280 tỷ NDT vào năm 2017, theo Trung tâm Nghiên cứu Dữ liệu Bosi. Trong đó, các chất bổ sung sức khỏe có giá trị 12,8 tỷ NDT, các thiết bị hỗ trợ và theo dõi giấc ngủ thu về 250 tỷ NDT, và thuốc ngủ mang lại 13,4 tỷ NDT.

Dữ liệu từ Tmall cho thấy trong "Lễ hội mua sắm 618" năm 2019 của trang web, doanh số bán các mặt hàng nhập khẩu giúp cải thiện giấc ngủ đã tăng 530% so với năm trước. Các sản phẩm được ưa chuộng nhất bao gồm thạch melatonin, tinh dầu và thuốc xịt, bộ đồ giường cao cấp và mặt nạ mắt.

Trên App Store của Apple, những ứng dụng được theo dõi chất lượng giấc ngủ hoặc hỗ trợ người dùng nghỉ ngơi bằng âm nhạc nhẹ nhàng nhiều không đếm xuể, nhiều ứng dụng đã được tải xuống hàng chục nghìn lần; cả Ji và Chen đều sử dụng chúng. Bên cạnh đó, "Gravity Cover" là mặt hàng bán chạy gần đây trên các trang web thương mại điện tử, đây là một chiếc chăn bông nặng hơn 10 kg với châm ngôn mang đến cho người dùng "sự kích thích áp lực" để gây buồn ngủ

Một Trung Quốc mất ngủ: Giới trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn ngủ ngày cày đêm - Ảnh 3.

Vòng đeo tay theo dõi giấc ngủ giúp người tiêu dùng theo dõi giờ giấc và chất lượng giấc ngủ của họ

Trong khi đó, các công ty thực phẩm và đồ uống, các thương hiệu sức khỏe và các doanh nhân đã nắm bắt thời cơ của thị trường thiếu ngủ. Công ty sữa Mengniu đã giới thiệu dòng sữa "Good Night", chứa các thành phần làm dịu thần kinh như hạt cây chà là và rễ cây đinh lăng vào tháng 10 năm nay. Vào tháng 7, Want Want Group đã tung ra loại nước giải khát "Giấc mơ trong mơ" có chứa theanine, một loại axit amin được sử dụng để điều trị chứng lo âu và chiết xuất từ ​​hoa cúc. Nhà sản xuất sữa óc chó Six Walnuts đã cập nhật những sản phẩm mới có khả năng làm dịu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.

Hiện nay ở một số thành phố hạng nhất như Quảng Châu và Thượng Hải cũng phổ biến là các cửa hàng "trải nghiệm giấc ngủ" bằng cách đo lường chất lượng giấc ngủ của khách hàng bằng máy móc, sau đó xác định loại đệm và bộ đồ giường phù hợp nhất cho độ tuổi hoặc loại cơ thể của họ. Ngoài ra, các tòa nhà văn phòng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thành Đô còn được thiết kế những "khoang ngủ cho thuê" dành cho các nhân viên văn phòng hoặc những người phải thức đêm, với mức phí dưới 10 NDT cho một suất ngủ trưa tại một cabin rộng hai mét vuông trong giờ làm việc.

Một Trung Quốc mất ngủ: Giới trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn ngủ ngày cày đêm - Ảnh 4.

Khách hàng dùng thử thiết bị chữa mất ngủ tại hội chợ thương mại năm 2014

Mặt trái của giải pháp

Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của "nền kinh tế ngủ" này là những lo ngại về tác dụng lâu dài và sự an toàn của một số sản phẩm. Tháng trước, cụm từ "melatonin có thể gây vô sinh" bắt đầu thịnh hành trên Sina Weibo gây xôn xao dư luận. Dịch vụ khoang ngủ cũng đã bị đình chỉ ở tất cả các thành phố do lo ngại về sự an toàn và quyền riêng tư.

Một Trung Quốc mất ngủ: Giới trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn ngủ ngày cày đêm - Ảnh 5.

"Khoang ngủ" đã bị đóng cửa vì lý do an ninh không lâu sau khi xuất hiện ở các thành phố của Trung Quốc

Bác sĩ Liu cảnh báo: Tốt nhất, những người mất ngủ nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia thay vì cố gắng tự điều chỉnh tình trạng bệnh. "Trong một số trường hợp, nếu mọi người để tình trạng mất ngủ phát triển không kiểm soát, tình trạng sức khỏe của họ có thể đột ngột "rơi khỏi vách đá" vào một thời điểm nào đó".

Theo báo cáo của CMDA, thế hệ trẻ hiện nay thường mắc chứng "rối loạn cưỡng chế thức khuya", hay còn gọi là cú đêm. Hơn 27% những người sinh sau những năm 90 không ngủ trước 1 giờ sáng, trong khi 48% đi ngủ từ 11 đến 12 giờ đêm. Mặt khác, hơn 30% cần hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ. Báo cáo lưu ý rằng điện thoại thông minh dường như là thủ phạm chính: Gần 60% những người trẻ sử dụng điện thoại trước khi ngủ và khoảng 37% dành hơn 50 phút để dùng.

Liu Anqi, một nhân viên ngân hàng 27 tuổi ở tỉnh Liêu Ninh thừa nhận rằng cô cảm thấy mệt mỏi, nhưng lại không muốn thay đổi thói quen của mình. "Tôi chỉ muốn cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày chứ không phải ngủ nhiều hơn vào ban đêm", cô nói. "Ban đêm thật quý giá, tôi không muốn lãng phí nó cho việc ngủ". Tuy vậy, Tiến sĩ Liu gợi ý: "Mọi người nên chủ động điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi của mình. Chỉ khi bạn thực sự muốn thay đổi, tình trạng bệnh mới có thể trở nên tốt hơn".

Tham khảo WOC

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
2 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
40 phút trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
14 phút trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
5 phút trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
43 phút trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
1 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
1 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giải bài toán tài chính cho khách hàng mua biệt thự “mùa cuối năm”
2 ngày trước
Trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn “thăm dò”, nhiều người mua bất động sản ưu tiên các yếu tố chắc chắn như: pháp lý rõ ràng, chính sách hỗ trợ tài chính tốt…, loạt ưu đãi hấp dẫn từ Eurowindow Twin Parks kích cầu và gia tăng sức hút ở dòng sản phẩm biệt thự song lập đối với khách mua ở thực và giới đầu tư.