Một vành đai - một con đường của Trung Quốc đang dần trở nên “số hoá” như thế nào?

11/04/2021 09:24
Một báo cáo mới của lực lượng đặc nhiệm cho biết phản ứng của Mỹ đối với chiến dịch này của Trung Quốc là "quá muộn, quá ít".

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chiến dịch Một vành đai - một con đường của Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao, virus này đã "gây ảnh hưởng nghiêm trọng" đến 1/5 số dự án cơ sở hạ tầng maf Trung Quốc bỏ vốn đầu tư. Các nước thuộc sáng kiến này như Djibouti, Lào, Maldives, Pakistan và Zambia đã yêu cầu Trung Quốc đàm phán lại hoặc bỏ qua cho họ các khoản vay. Kyrgyzstan và Sri Lanka đã được phía Trung Quốc nhượng bộ.

Nhưng chiến dịch này sẽ không vì Covid -19 mà biến mất. Theo báo cáo của lực lượng đặc nhiệm của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại công bố vào ngày 23 tháng 3. Trung Quốc đang đưa ra các quyết định cho vay khắt khe hơn, sẽ tập trung ít hơn vào xây dựng hạng nặng mà đổ nhiều hơn vào công nghệ kỹ thuật số.

Đối với Mỹ, việc hiệu chỉnh một phản ứng hiệu quả đối với Một vành đai - một con đường là vấn đề khó khăn. Chính quyền Obama đã theo đuổi cam kết mang tính xây dựng với Trung Quốc. Khi Một vành đai - một con đường lớn mạnh hơn và trở thành một nỗi đe dọa thật sự, chính quyền dưới thời Tổng thống Trump tỏ ra đối đầu hơn, nhưng lại không có sự hỗ trợ của các đồng minh. Chính quyền Biden đặt mục tiêu lớn hơn khi xây dựng một mặt trận thống nhất của các quốc gia nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Phản ánh sự khó khăn trong việc đạt được sự cân bằng phù hợp, báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết phản ứng của Mỹ "là quá ít, quá muộn", nhưng cũng cho biết "sự lên án toàn diện có nguy cơ khiến các đối tác xa lánh đất nước".

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã rõ ràng vào ngày 19 tháng 3 khi cả hai bên thể hiện sự bất bình trong cuộc họp kéo dài một giờ tại một khách sạn ở Anchorage, Alaska. Sau đó, Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ, Jake Sullivan nói với các phóng viên: "Chúng tôi dự liệu ​​sẽ phải tham gia một cuộc đàm phán mang tính trực tiếp và khó khăn về nhiều vấn đề, và đó chính xác là những gì chúng tôi đã gặp phải".

Mỹ đã hạn chế việc buôn bán thiết bị mạng không dây 5G từ Huawei Technologies và các nhà cung cấp khác của Trung Quốc, đồng thời cố gắng kêu gọi các quốc gia khác cùng tham gia. Nhưng báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nói rõ rằng Con đường tơ lụa kỹ thuật số (Digital SIlk Road) - phần công nghệ của chiến dịch Một vành đai - một con đường, đã không còn chỉ đầu tư vào mạng không dây. Ví dụ, chiến dịch này thậm chí đã chạm tới ứng dụng thanh toán di động Alipay của Ant Group và WeChat Pay của Tencent. Trong khi Ant và Tencent là các công ty tư nhân, "họ thường sử dụng nhãn BRI hoặc Con đường tơ lụa kỹ thuật số để giành được sự ủng hộ chính trị trong nước cho việc mở rộng thương mại ở nước ngoài và tận dụng khả năng tiếp cận thị trường do các dự án BRI cung cấp", báo cáo cho biết.

Việc thúc đẩy blockchain của Trung Quốc, nếu thành công, có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích của Mỹ. Dưới đây là một đoạn về điều đó từ báo cáo:

"Bắc Kinh cũng đang tập trung vào blockchain. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng công nghệ blockchain sẽ là cơ sở hạ tầng nền tảng cho sự đổi mới công nghệ trong tương lai, và vào năm 2020, Bắc Kinh đã ra mắt Mạng lưới dịch vụ chuỗi khối (BSN). BSN được thiết kế để tận dụng công nghệ blockchain để cung cấp cho các nhà phát triển phần mềm một giải pháp thay thế rẻ hơn cho các dịch vụ không gian lưu trữ máy chủ hiện tại.

Một số dự án blockchain lớn đã tham gia BSN, tích hợp chuỗi của riêng họ với nó, do đó cho phép các nhà phát triển tạo ứng dụng trên BSN lớn hơn, ít tốn kém hơn. Sự tích hợp như vậy cũng cho phép Bắc Kinh mang "mạng lưới quốc tế này, bao gồm cơ sở hạ tầng mạng ở Úc, Brazil, Pháp, Nhật Bản, Nam Phi và Mỹ, chịu ảnh hưởng của nó. Như sách trắng BSN của Trung Quốc đã lưu ý: "Một khi BSN được triển khai trên toàn cầu, nó sẽ trở thành mạng lưới cơ sở hạ tầng toàn cầu duy nhất do các thực thể Trung Quốc tự chủ đổi mới và truy cập mạng nào do Trung Quốc kiểm soát".

Báo cáo cho biết Một vành đai - một con đường, "đặt ra một thách thức đáng kể đối với các lợi ích kinh tế, chính trị, biến đổi khí hậu, an ninh và sức khỏe toàn cầu của Mỹ". Nó kết luận rằng Mỹ không nên cố gắng "so sánh NDT Trung Quốc với USD hoặc dự án này với dự án khác". Thay vào đó, Mỹ nên tập trung vào các lĩnh vực mà họ có thể cung cấp một "giải pháp thay thế hấp dẫn" cho riêng mình hoặc với các quốc gia cùng chí hướng.

Trong số các khuyến nghị cụ thể: "tái kích hoạt Ngân hàng Thế giới để Ngân hàng Thế giới có thể đưa ra giải pháp thay thế tốt hơn cho BRI", cải thiện và sau đó tham gia Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hiệp định kế thừa của hiệp định thương mại được Tổng thống Trump gỡ bỏ ngay sau khi nhậm chức.

Tham khảo Bloomberg

Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể giúp Trung Quốc lật đổ ngôi vương của đồng USD như thế nào?

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
27 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
31 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
2 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.