Một vụ thu 7.000 tỷ, ôm tiền gửi ngân hàng, mua đất, tậu ô tôicon

Kết thúc vụ vải thiều năm nay, nhiều hộ nông dân trồng loại quả đặc sản này ở Bắc Giang thu lãi từ vài trăm triệu cho tới tiền tỷ. Họ đang tính chuyện ôm tiền gửi ngân hàng, tậu thêm đất làm của để dành.

Kết thúc vụ vải thiều năm nay, nhiều hộ nông dân trồng loại quả đặc sản này ở Bắc Giang thu lãi từ vài trăm triệu cho tới tiền tỷ. Họ đang tính chuyện ôm tiền gửi ngân hàng, tậu thêm đất làm của để dành.

 

Không phải dậy từ 2-3 giờ sáng bẻ vải thiều để kịp cân bán cho các đầu mối thu mua như hồi tháng 6, đầu tháng 7, những ngày này ông Nguyễn Văn Lân ở thôn Lâm, xã Nam Dương (Lục Ngạn, Bắc Giang) khá thảnh thơi. Buổi sáng, ông ngủ trễ hơn rồi hướng dẫn 2-3 người làm công đi dọn dẹp vườn vải, tỉa cành, tỉa tán sau vụ thu hoạch. Thời gian còn lại, ông tranh thủ đi xem đất để chọn mua 1-2 mảnh phù hợp với khoản tiền mình có.

Ông Lân kể, năm nay vải thiều nhà ông được mùa, sản lượng đạt trên 40 tấn, cao hơn vụ vải năm ngoái khoảng 8 tấn. Toàn bộ vải thiều được doanh nghiệp đến tận vườn thu mua, vợ chồng ông không phải vất vả chở từng sọt ra chợ bán như trước đó.

Năm nay, nhà ông làm vải thiều sạch, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Doanh nghiệp đăng ký bao tiêu vải từ lúc quả còn xanh. Chưa kể, vải thiều nhà ông còn được doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu sang Nhật Bản với giá cao.

Một vụ thu 7.000 tỷ, ôm tiền gửi ngân hàng, mua đất, tậu ô tô
Vải thiều năm nay được mùa, giá ổn định nên nhiều hộ dân lãi vài trăm triệu cho tới tiền tỷ 

“Vải thiều xuất sang Nhật bán được 30.000 đồng/kg, còn xuất bán trong nước giá thấp hơi một chút. Tính trung bình, vụ này vải bán được giá 27.000 đồng/kg”. Ông Lân khoe, 3ha vải vườn nhà ông cho thu khoảng 1,1 tỷ đồng, trừ chi phí chăm bón, thuê người bẻ vải,... ông thu lãi hơn 900 triệu đồng.

Ông tiết lộ, năm nay lãi nhiều hơn vụ vải năm ngoái nên ông đang tính đem một phần gửi ngân hàng lấy lãi, số còn lại tậu thêm mảnh đất coi như làm của để dành cho con cháu hoặc dưỡng già.

Sau hơn 1 tháng vất vả chở từng sọt vải thiều ra chợ bán, anh Hoàng Văn Giáp ở xã Nam Dương cho biết, giá vải thiều ở chợ cao thấp tùy ngày. Năm nay, tuy giá không cao bằng vụ năm ngoái nhưng lại ổn định hơn. Vải thiều nhà anh thường có giá bán từ 18.000-35.000 đồng/kg.

“Vườn vải nhà tôi năm nay cho trên 20 tấn quả. Mỗi chuyến một sọt 1,5-1,8 tạ vải, ngày chở vài chuyến ra chợ bán thu tiền tươi". Anh Giáp chia sẻ, mấy hôm trước thu hoạch và bán vải xong, vợ chồng anh ngồi đếm lại thì vụ vải này lãi khoảng 400 triệu đồng. Anh mua sắm vài món đồ cho gia đình, còn lại đem gửi tiết kiệm lấy lãi.

Một vụ thu 7.000 tỷ, ôm tiền gửi ngân hàng, mua đất, tậu ô tô
Dù gặp khó khăn vì dịch Covid-19, vải thiều Bắc Giang vẫn xuất khẩu tốt, đặc biệt là tại thị trường Nhật Bản

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Thọ - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang (Sở Công thương Bắc Giang) cho hay, sản lượng vải thiều toàn tỉnh tính đến ngày 9/7 ước đạt gần 165.000 tấn, giá bán trung bình đạt 31.200 đồng/kg.

Nhờ đó, doanh thu vải đạt khoảng 6.830 tỷ đồng, cao hơn vụ vải năm trước 830 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ vải thiều khoảng 5.140 tỷ, còn lại là thu từ dịch vụ phụ trợ như thùng xốp, đá cây,... 

Cũng theo ông Thọ, thời kỳ cao điểm thu hoạch vải thiều năm nay, trên địa bàn tỉnh có tới 600 điểm cân, còn lúc thấp điểm có khoảng 100-150 điểm cân. Các điểm cây này tập trung chủ yếu ở huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên để thu mua vải của người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh.

Về thị trường tiêu thụ, khoảng 86,5 nghìn tấn vải thiều (chiếm 52,5%) được tiêu thụ trong nước. Vải thiều xuất khẩu đạt trên 78 nghìn tấn (chiếm 47,5%), chủ yếu xuất đi Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Canada,...

Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, khi vải thiều sắp bước vào vụ thu hoạch, Bộ NN-PTNT và địa phương xác định đây là một mùa vụ khó khăn, thị trường xuất khẩu có thể gặp khó vì dịch bệnh, trong khi năng suất vải lại tăng trên 10.000 tấn so với năm 2019. Song, với sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, nông dân Bắc Giang đã có vụ mùa bội thu, vải thiều được mùa, giá cả ổn định.

Một vụ thu 7.000 tỷ, ôm tiền gửi ngân hàng, mua đất, tậu ô tô
Năm 2020, doanh thu từ quả vải thiều và dịch vụ phụ trợ đạt 6.830 tỷ đồng, cao hơn 830 tỷ đồng của năm ngoái

Đáng chú ý, ngoài thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc và các thị trường khó tính khác như Mỹ, EU, Hàn Quốc,... vải thiều Bắc Giang năm nay còn xuất khẩu sang Nhật Bản, trở thành hàng “hot”, có giá trên 500.000 đồng/kg.

Từ thành công của quả vải thiều, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng sẽ định vị trái vải vào phân khúc cao cấp, khi xuất sang được Nhật Bản thì có thể tự tin chinh phục các thị trường khác.

Sau nhiều năm nỗ lực mở cửa thị trường, vải thiều Bắc Giang nay đã có mặt tại hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhờ đó, những vụ vải gần đây không còn tình trạng bế tắc đầu ra, không còn cảnh được mùa rớt giá. Doanh thu từ quả vải thiều tăng đều đặn qua các năm, vụ sau cao hơn vụ trước vài trăm tỷ đồng, thậm chí sắp tới ngưỡng nghìn tỷ đồng như năm nay.

Tâm An

Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
5 giờ trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
6 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
6 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
7 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
8 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 21/9: Ngân hàng tăng giảm không đồng nhất, thị trường tự do "bất động"
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 21/9: Trên thế giới, đồng USD đi ngang vào phiên giao dịch sáng nay khi thị trường lạc quan vào những dự liệu kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua. Trong nước, tỷ giá USD/VND diễn biến trái chiều, tăng giảm không đồng nhất.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
11 giờ trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
1 ngày trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
1 ngày trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.