Khác với việc đánh bắt các loài hải sản khác, cứ trời gió bão là chằng chằng lại xuất hiện nhiều tạo cơ hội cho ngư dân tăng thêm thu nhập.
Bãi biển Hòa Thắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) mấy hôm nay gió bão nhưng lại rất đông người.
Khi thấy con chằng chằng xuất hiện nhiều, người "trinh sát" sẽ gọi điện cho mọi người khác tập trung đến cào.
Dụng cụ bắt chằng chằng là cái cào làm bằng inox, sau họng cào gắn bao lưới dài khoảng 3 mét.
Mỗi bộ cào đều có gắn dây đai. Sau khi đeo đai vào hông, người làm nghề vừa cào vừa đi thụt lùi.
Theo đường cào cát sẽ theo nước trôi ra ngoài miệng cào, còn chằng chằng đi vào họng lưới. Sau một hồi, túm lưới nặng đầy.
Khi chằng chằng đầy lưới sẽ được người cào vác lên bờ chắt vào bao. Công việc cứ liên tục và gấp rút.
Anh Duy Phương, người dân Mũi Né, Bình Thuận cho biết, khu vực nào có nhiều chằng chằng sẽ tập trung nhiều người.
Anh Phạm Văn Hiền, người dân Mũi Né chia sẻ: "Cứ chạy theo dọc bãi biển, thấy chỗ nào có chằng chằng là mình làm".
Con chằng chằng còn gọi là chang chéc - một loại nhuyễn thể vỏ trơn nhưng nhỏ hơn con chang chang, sống dưới cát và có nhiều ở các bãi ngang dọc biển Bình Thuận
Những năm gần đây, chằng chằng được các trại nuôi thủy sản thu mua làm thức ăn cho tôm hùm. Mỗi bao có giá khoảng 120.000-180.000 đồng. Thời điểm hiếm hàng có khi được giá 200.000 đồng/bao.
Người làm nghề cào chằng chằng chủ yếu là dân phường Mũi Né,
TP Phan Thiết.
Mỗi người có thể kiếm được gần 1 triệu đồng/ngày khi chằng chằng xuất hiện nhiều./.