Mua dầu thô "đại hạ giá" không lãi như tưởng tưởng, Nga đứng trước nguy cơ bị khách hàng thân thiết quay lưng

23/02/2023 08:42
Mua lại dầu giá rẻ của Nga tưởng chừng như mang lại lợi nhuận khổng lồ cho người mua, tuy nhiên thực tế không hề như vậy.
Mua dầu thô đại hạ giá không lãi như tưởng tưởng, Nga đứng trước nguy cơ bị khách hàng thân thiết quay lưng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khách hàng Trung Quốc

Trong năm qua, năng lượng của Nga đến Trung Quốc đã tăng mạnh hơn bao giờ hết khi các nhà nhập khẩu tận dụng cơ hội giảm giá trời cho.

Xuất khẩu năng lượng của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) - vốn là khách hàng tiêu thụ dầu và khí đốt lớn nhất của nước này đã sụp đổ khi Brussels tăng cường nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung và Moscow cắt giảm lưu lượng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên. Ở những nơi khác, giá năng lượng cao trong năm qua đã mang lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu ở Mỹ và Trung Đông, nhưng lại gây thiệt hại cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trên toàn cầu.

Đối với Trung Quốc - nước nhập khẩu và tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, tương lai năng lượng trong dài hạn vẫn chưa rõ ràng.

Erica Downs, học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia cho biết trong ngắn hạn, xung đột đã tăng cường an ninh nguồn cung dầu của Trung Quốc bởi các nhà máy lọc dầu Trung Quốc có thể mua dầu thô của Nga với giá chiết khấu.

Theo tính toán của SCMP dựa trên dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc và Cục Thống kê Quốc gia, trong vài năm qua, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 70% dầu thô và hơn 40% khí đốt tự nhiên .

Dầu thô là mặt hàng có giá trị nhất trong thương mại Trung Quốc-Nga, chiếm một nửa lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Năm ngoái, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Trung Quốc tăng 8% về khối lượng nhưng tăng 44% tính theo giá USD - mức cao lịch sử do giá năng lượng tăng vọt bởi xung đột tại Ukraine.

Ông Kang Wu, Trưởng bộ phận về nhu cầu Toàn cầu và Phân tích khu vực châu Á tại S&P Global Commodity cho biết dù giá cả tăng đột biến, nhập dầu với chiết khấu cao, lạm phát và lãi suất đều tăng thì Trung Quốc hầu như không được hưởng lợi.

“Trên thực tế, Trung Quốc cuối cùng phải trả nhiều tiền hơn cho dầu nhập khẩu với giá cao hơn,” Wu nói. “Mặc dù Nga nhận được ít hơn đáng kể cho mỗi thùng dầu bán ra do chiết khấu sâu mà họ phải đưa ra, nhưng mức chiết khấu cuối cùng mà Trung Quốc nhận được với vai trò là người dùng cuối lại ít hơn trừ khi các công ty Trung Quốc nhập khẩu trực tiếp từ Nga.”

Mặc dù Trung Quốc đã giảm thiểu rủi ro kinh tế bằng cách nhập khẩu thêm dầu thô của Nga với giá thấp hơn trong năm qua, nhưng một thị trường dầu ổn định không có xung đột địa chính trị mới có thể mang lại lợi nhuận tốt, Wu nói.

Mua dầu thô đại hạ giá không lãi như tưởng tưởng, Nga đứng trước nguy cơ bị khách hàng thân thiết quay lưng - Ảnh 2.

Ảnh: FT

Tương lai dầu Nga chưa chắc chắn

Theo một báo cáo được công bố vào tháng 1 bởi Energy Intelligence - Công ty thông tin năng lượng hàng đầu cho biết an ninh năng lượng và khả năng chi trả là ưu tiên hàng đầu của ngành năng lượng trong năm 2023, tuy nhiên triển vọng vẫn trở nên mờ mịt bởi xung đột.

Nhưng Wang Nengquan, một chuyên gia năng lượng Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc, giống châu Âu, đã học được rằng không thể quá phụ thuộc vào một quốc gia về năng lượng.

Nga là nguồn cung cấp dầu lớn thứ hai của Trung Quốc vào năm ngoái, chiếm 16,9% tổng lượng nhập khẩu, tăng 1,4% so với năm 2021. Trung Quốc đã mua 17,2% lượng dầu từ Saudi Arabia.

Đường ống dẫn khí Power of Siberia 2, sẽ được xây dựng bởi gã khổng lồ khí đốt Gazprom do nhà nước Nga kiểm soát, có thể bơm 50 tỷ mét khối khí hàng năm tới miền bắc Trung Quốc qua Mông Cổ. Theo các quan chức Nga và Mông Cổ, việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024.

Tuy nhiên bà Wang nói thêm rằng: “Chưa có thỏa thuận nào được ký kết cho đường ống Power of Siberia 2 và các công ty Trung Quốc đã không mua tài sản ở thượng nguồn của Nga."

Hiện tại, hầu hết khí đốt của Nga được cung cấp cho Trung Quốc thông qua đường ống dẫn Đường phía Đông Trung Quốc-Nga, khiến Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai của nước này sau Turkmenistan. Tuyến đường bao gồm một đoạn dài 3.000 km ở vùng viễn đông của Nga và một đoạn dài 5.111 km của Trung Quốc kết thúc ở Thượng Hải. Toàn tuyến dự kiến sẽ được đưa vào khai thác trước năm 2025.

Trong khi các sản phẩm năng lượng của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên trong năm qua, nhập khẩu của Trung Quốc từ các nhà cung cấp lớn khác vẫn ổn định.

Đáng chú ý, các hợp đồng dầu khí dài hạn mới được ký kết giữa các công ty Trung Quốc và các quốc gia như Saudi Arabia, Qatar và Hoa Kỳ, nguồn cung từ các nguồn này đã tăng lên rất nhiều, các chuyên gia cho biết.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá trong quan hệ ngoại giao với các Chính phủ như Mỹ và châu Âu nếu tiếp tục mua năng lượng giá rẻ từ Nga. Bởi vậy bài toán xuất khẩu năng lượng của Nga trong tương lai vẫn còn rất mờ mịt.

Theo Bloomberg, SCMP

Tin mới

Hyundai Thành Công Việt Nam sắp tổ chức ngày hội trải nghiệm đặc biệt dành cho khách hàng, nhiều mẫu xe hiệu năng cao hội tụ
9 giờ trước
Khách hàng sẽ được tham gia vào những hoạt động và trải nghiệm đặc biệt tại Hyundai Experience Day 2024 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Jaguar ra mắt xe mới gây tranh cãi: Thiết kế dị 'chẳng giống ai', màn hình ẩn dưới táp lô, chạy 770km/sạc
7 giờ trước
Ngôn ngữ thiết kế kỷ nguyên mới của Jaguar có thể nói là không giống ai trên thị trường hiện tại.
Trung Quốc cấm xuất khẩu loạt ‘hàng hiếm’ của thế giới sang Mỹ, láng giềng Việt Nam đang nắm sản lượng bỏ xa cả thế giới
6 giờ trước
Trung Quốc đã có động thái mới trước những can thiệp trong ngành công nghệ đến từ Mỹ.
5 chiếc tủ lạnh giá dưới 10 triệu, thích hợp nhà trọ, gia đình trẻ
5 giờ trước
Với ngân sách dưới 10 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu những mẫu tủ lạnh tích hợp công nghệ hiện đại và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
Độc lạ đệ nhất cua biển được trao vương miện như hoa hậu
5 giờ trước
Những chú cua có trọng lượng từ 0,5 kg trở lên được người dân Tiên Yên tuyển chọn kỹ càng để tham gia Hội thi đệ nhất cua biển và được vinh danh, trao vương miện như những cuộc thi hoa hậu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.914.524 VNĐ / tấn

196.10 JPY / kg

0.72 %

+ 1.40

Đường

SUGAR

12.020.721 VNĐ / tấn

21.49 UScents / lb

1.99 %

+ 0.42

Cacao

COCOA

231.306.573 VNĐ / tấn

9,116.50 USD / mt

3.04 %

- 285.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.403.777 VNĐ / tấn

295.70 UScents / lb

0.81 %

- 2.42

Gạo

RICE

17.614 VNĐ / tấn

15.26 USD / CWT

0.21 %

- 0.03

Đậu nành

SOYBEANS

9.247.581 VNĐ / tấn

991.94 UScents / bu

0.68 %

+ 6.69

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.148.528 VNĐ / tấn

291.35 USD / ust

1.20 %

+ 3.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Loại hạt của nông dân Việt đang sốt toàn cầu, nhiều gia đình thu về tiền tỷ: Hóa ra chính là "liều thuốc" sống thọ
13 giờ trước
Cà phê không chỉ là một thức uống phổ biến nhờ hương thơm, vị đậm đà mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và hoạt chất có lợi cho sức khỏe.
Bảo vệ vườn cây "tỷ phú" chống hạn mặn
16 giờ trước
Hiện nay đã bước vào mùa khô hạn, do đó việc chủ động ứng phó để bảo vệ vườn cây ăn trái, nhất là cây sầu riêng đang được các cấp chính quyền, các ngành chức năng và nhà vườn quan tâm để bảo vệ thành quả lao động.
Hạnh Nguyên Logistics khai trương nhà máy chiếu xạ công suất lớn 1000 tấn/ngày
18 giờ trước
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch là một trong khâu quan trọng nhằm tránh thất thoát, nâng cao chất lượng, giá trị và tăng tính cạnh tranh cho nông sản trên thị trường, ngày 24/11/2024, Hạnh Nguyên Logistics đưa vào hoạt động máy chiếu xạ với công suất lớn hàng đầu Việt Nam.
Báu vật quốc gia từ Brazil liên tục đổ bộ Việt Nam: Chi hơn 2 tỷ USD gom hàng, nước ta nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới
21 giờ trước
Mặt hàng mà Mỹ, Brazil đang đua nhau nắm trùm của thế giới đang liên tục đổ bộ Việt Nam với giá rẻ hấp dẫn.