Mùa dưa hấu triệu USD, trên sa mạc 40 độ mà không ai kêu nóngicon

Cánh đồng nơi Tiến Nguyễn đang làm việc từng là sa mạc khô cằn nhưng nay cho thu hoạch hàng trăm tấn nông sản.

Cánh đồng nơi Tiến Nguyễn đang làm việc từng là sa mạc khô cằn nhưng nay cho thu hoạch hàng trăm tấn nông sản.

Tiến Nguyễn tốt nghiệp Đại học Thương Mại, khoa Marketing. Anh sang Israel từ cuối tháng 7/2019 theo chương trình tu nghiệp sinh, vừa học vừa làm tại các trang trại. Tiến chia sẻ mục đích của chuyến đi là để khám phá thêm nhiều điều thú vị của cuộc sống, học hỏi kinh nghiệm làm nông nghiệp của nước bạn.

Người Do Thái được đánh giá là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới. Sau quá trình làm việc tại đây, anh Tiến cho rằng điều này hoàn toàn có cơ sở.

“Người Do Thái quanh tôi, chưa nghe ai than trời nóng quá”

Tổng diện tích của Isarel bằng khoảng 2 tỉnh Nghệ An và Điện Biên cộng lại, trong đó có hơn 50% là sa mạc với lượng nước mưa hàng năm luôn ở mức thấp, nhiệt độ mùa hè có thể lên đến hơn 50 độ. Song, Israel tự sản xuất 95% thực phẩm nội địa và có nền nông nghiệp phát triển tiên tiến.

Israel là một trong những đất nước có GDP cao trên thế giới. Theo số liệu thống kê đến 2018, thu nhập bình quân đầu người là hơn 40.000 USD/năm (hơn 900 triệu đồng). "Vì vậy, lao động sang đây phải có trình độ đại học trở lên, nhận thức tốt về văn hoá xã hội thì mới hoà nhập cộng đồng được”, Tiến chia sẻ.

Anh cũng từng thắc mắc rằng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, tại sao người Do Thái có thể làm được nhiều điều phi thường. Qua tìm hiểu, Tiến thấy đa số mọi người thường đề cao sự thông minh, sáng tạo, tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề thông qua khoa học và công nghệ của người Do Thái. Song, “Điều đó là đúng nhưng không phải yếu tố mang tính quyết định”, Tiến nói.

“Điều thực sự khác biệt là tinh thần và cách tư duy của họ. Điều kiện tự nhiên là yếu tố không thể thay đổi, bạn chỉ có thể thay đổi thái độ và cách nghĩ của mình mà thôi”.

Mùa dưa hấu triệu USD, trên sa mạc 40 độ mà không ai kêu nóng

Người Do Thái biến sa mạc khô cằn thành những cánh đồng triệu đô. Ảnh: NVCC.

Mùa hè tại Isarel, trời sáng vào lúc 5h và khoảng gần 8h tối thì mới tắt nắng. Thay vì kêu ca rằng thời gian nắng dài như vậy sẽ rất nóng thì người Isarel lắp cả trang trại điện mặt trời giữa sa mạc, trên các mái nhà để hấp thụ tối đa năng lượng tự nhiên. Nhờ vậy mà họ có được dòng điện thân thiện với môi trường, bền vững và miễn phí.

Do đất đai cằn cỗi, người Isarel đào mạch nước ngầm sâu đến 1.000 mét dưới lòng đất, xử lý nước biển để biến thành nước tưới, dùng ni lông phủ đất giữ ẩm và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động. Vì vậy, cây cối vẫn mọc xanh tốt giữa sa mạc dù điều kiện tự nhiên không ủng hộ.

Mùa dưa hấu triệu USD, trên sa mạc 40 độ mà không ai kêu nóng
Các loại cây được trồng theo từng vùng khác nhau để chăm sóc. Ảnh: NVCC.

“Một giảng viên của tôi từng kể rằng thế hệ người Do Thái đầu tiên trở về vùng đất cằn cỗi này không bao giờ nghĩ đến việc không làm được. Họ kiên trì, sáng tạo và tìm ra những giải pháp. Thiên nhiên không phải là yếu tố quyết định mà quan trọng là con người”, anh Tiến chia sẻ.

Mùa dưa hấu triệu đô

Một năm Isarel có 2 mùa dưa vào tháng 5 và tháng 9. Riêng cánh đồng dưa tại trang trại Tiến đang làm việc có diện tích 20 ha, cho thu hoạch 100 tấn mỗi ngày. Mùa dưa thường kéo dài trong vòng một tháng, tổng sản lượng ước tính đạt 3.000 tấn/mùa và trung bình 150 tấn/ha. Tại Việt Nam, thu hoạch dưa hấu trung bình đạt từ 50 đến 60 tấn/ha.

Một ngày của Tiến trên cánh đồng bắt đầu từ 6h sáng. Theo tu nghiệp sinh này, các ông chủ Do Thái có kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp và kinh nghiệm quản lý trang trại rất tốt, luôn trực tiếp điều hành công việc. “Khi mình có mặt ở đồng dưa thì thấy ông chủ đã đứng đợi rồi”, Tiến nói.

Khoảng thời gian từ 6 đến 9h là lúc nắng chưa quá gay gắt, mọi người dồn sức để thu hoạch dưa. Khoảng 20 người cắt dưa bỏ sang 2 luống để 10 người Ả Rập khỏe mạnh chuyển dưa lên thùng. Khi đầy một container thì dưa được chuyển về để đóng thùng.

Tiến kể, nhiệt độ ngoài trời luôn dao động ở mức 36 đến hơn 40 độ, trong quá trình làm việc có các đợt giải lao ngắn. Mọi người thường tranh thủ thời gian nghỉ để ăn dưa hấu ngay tại ruộng, bổ sung năng lượng và giải tỏa cơn khát.

Mỗi quả dưa nặng từ 4 đến 8 kg, ruột đỏ tươi, rất chắc và ngọt. Khâu phân loại dưa hấu cũng cực kì quan trọng, tùy theo chất lượng mà giá tiền có sự chênh lệch. Dưa hấu loại to đẹp được bán với giá khá cao là 50.000 đồng/kg, quả loại 2 có giá khoảng 35.000 đồng/kg, loại 3 có giá 15.000 đồng/kg.

Mùa dưa hấu triệu USD, trên sa mạc 40 độ mà không ai kêu nóng
Mỗi ngày, Tiến thu hoạch khoảng 5 tấn dưa. Ảnh: NVCC.

Đội thu hoạch dưa làm việc đến khoảng 12h thì nghỉ trưa. Vào buổi chiều, tất cả chuyển về nhà máy để phân loại, đóng thùng dưa. Ngày làm việc kết thúc vào lúc 6h tối.

Với sản lượng trung bình 100 tấn/ngày, thu hoạch liên tục trong một tháng thì doanh thu dự kiến vào khoảng 6 triệu đôla Mỹ (khoảng 140 tỷ đồng). Chưa kể đến ngoài dưa hấu, nông trại còn trồng cà chua, dưa leo, dưa lưới, xoài, nhãn, nho… đều cho năng suất tốt.

Dưa hấu được bán ở mức giá cao, dù sản lượng rất lớn nhưng không có tình trạng "giải cứu nông sản". Isarel tự chủ về sản xuất lương thực trong nước, chỉ nhập khẩu một số loại ngũ cốc, các hạt lấy dầu, cà phê,... nên đợt dịch Covid kéo dài nhưng kinh tế Israel vẫn khá ổn định.

Dưa hấu ngoài ăn trực tiếp còn được sử dụng làm nguyên liệu cho các sản phẩm sản xuất khác như bánh kẹo, nước ép đóng chai, kem... Nhờ vậy mà lượng nông sản được tiêu thụ rất mạnh, không bị mất giá.

Thu nhập một tháng của Tiến tại trang trại vào khoảng 30 triệu đồng. Trừ đi chi phí ăn uống, nơi ở và tiền học phí, Tiến vẫn có thể tiết kiệm một khoản kha khá.

Riêng trang trại Tiến đang làm việc có gần 100 công nhân, được chia làm các nhóm nhỏ, phụ trách các loại cây trồng khác nhau. Người Do Thái có cách sắp xếp công việc rất khoa học, 100 người luân phiên làm mà không bao giờ sợ hết việc trên cánh đồng rộng lớn.

“Sang Isarel mới thấy điều kiện của họ còn khắc nghiệt hơn Nghệ An quê mình nhiều. Mong muốn của mình là sẽ trở về Việt Nam vào một ngày không xa và phát triển từ chính mảnh đất quê hương mình”, Tiến nói.

(Theo Zing)

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
4 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
3 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
59 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
14 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
16 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.