Mua lại khách sạn chờ hết dịch, chưa được 1 năm phải sang nhượng 3 lầnicon

Cách đây gần 1 năm, nhiều người hy vọng khi dịch hết sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh mở ra. Song thực tế, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều người trở tay không kịp.

Cách đây gần 1 năm, nhiều người hy vọng khi dịch hết sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh mở ra. Song thực tế, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều người trở tay không kịp.

 

Cuối tháng 3 năm ngoái, khi dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng, việc kinh doanh tại các khu du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt… rơi vào ế ẩm. Nhiều người đã tận dụng thời điểm này thuê lại mặt bằng, mua lại quyền kinh doanh quán xá, khách sạn với giá rẻ với hi vọng hết dịch sẽ phát triển.

Mua lại khách sạn chờ hết dịch, chưa được 1 năm phải sang nhượng 3 lần
Nhiều khách sạn ở Đà Lạt đang gặp khó khăn vì dịch bệnh.

Chị Lan - chủ một khách sạn trên đường Đoàn Thị Điểm (Đà Lạt) - cho biết, khoảng tháng 4-5/2020, chị mua nhượng quyền vận hành khách sạn 10 phòng, kèm nội thất với giá 450 triệu đồng, mức giá rẻ khoảng gần một nửa so với lúc không có dịch bệnh. 

Những tưởng sẽ nhanh chóng gỡ lại được nếu chị Lan "gồng gánh" qua đợt dịch lần 1. Tuy nhiên, sau đợt dịch lần thứ 2 bùng phát, chị Lan cũng cạn tiền và phải bán vội để cắt lỗ.

Như vậy, chỉ khoảng 6 tháng sau khi mua lại quyền vận hành khách sạn, chị Lan đã buộc phải sang nhượng cho một chủ mới. Trong khi đó, hợp đồng thuê có thời hạn lên tới 3 năm.

"Chủ mới kinh doanh còn thảm hơn tôi. Chỉ sau 3 tháng, họ đã phải sang nhượng lại hợp đồng 1 lần nữa do không "kham" được các chi phí và đành phải sang nhượng lần thứ 2", chị Lan cho biết.

Mua lại khách sạn chờ hết dịch, chưa được 1 năm phải sang nhượng 3 lần
Chỉ khoảng 1 năm, khách sạn đã phải rao bán đến 3 lần do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo anh Nghiêm Trọng Quỳnh, một nhân viên tư vấn bất động sản ở Đà Lạt, cách đây 2 tháng, nhiều khách hàng đã nhờ anh tìm mặt bằng mới để kinh doanh. Song, thời điểm đó có rất ít người "nhả" lại, mà đa phần đều giữ mặt bằng để kinh doanh tiếp vì đang chuẩn bị vào mùa du lịch.

Thế nhưng hiện tại, giá mặt bằng tại đây đang lao dốc trầm trọng. Ngay cả người chủ mới mua lại khách sạn của chị Lan cũng đang phải nhờ anh Quỳnh rao bán hộ. Đây là lần thứ 3 khách sạn này phải rao bán, chỉ trong khoảng 1 năm.

Không những vậy, so với giá 450 triệu đồng như trước đây, các khách sạn này hiện chỉ còn giá nhượng quyền khoảng 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Theo anh Quỳnh, các khách sạn có giá nhượng quyền 300 triệu đồng giờ chỉ còn khoảng 200 triệu đồng, còn khách sạn hạng sang là 500 triệu đồng đến 600 triệu đồng, thậm chí còn mất giá hơn.

"Ngoài tiền sang nhượng, chủ khách sạn phải đóng tiền thuê nhà hàng tháng. Cách đây 1 tháng, giá thuê khách sạn trung bình vẫn khoảng 20 - 25 triệu đồng/tháng nhưng hiện chỉ còn 15 - 20 triệu đồng/tháng. Các khu biệt thự giá cũng giảm 10 triệu đồng, còn 35 - 40 triệu đồng/tháng", anh Quỳnh nói và cho biết thêm, giá thậm chí còn giảm tiếp trong những ngày tới nếu chủ không gánh được lỗ.

Mua lại khách sạn chờ hết dịch, chưa được 1 năm phải sang nhượng 3 lần
Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Trước đây, khách sạn chỉ cần duy trì 75% công suất với giá phòng 400.000 - 600.000 đồng, anh Hoàng (Đoàn Thị Điểm, Đà Lạt) đều thu về mỗi tháng trên 30 triệu đồng tiền lãi. Tháng cao điểm du lịch như tháng 1 và 6, giá phòng tăng cao có thể thu lãi trên 50 triệu đồng.

Tính ra, chỉ cần làm 1 năm, anh Hoàng đã có thể thu hồi vốn. Nhưng do ảnh hưởng liên tiếp của dịch bệnh, anh đã phải bán đi 2 khách sạn đang có và tập trung duy trì 1 cái chờ qua mùa dịch.

(Theo Dân Trí)

Tin mới

Quốc gia mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam với 4 triệu tấn/năm đang 'bơm' tiền đầu tư cho nông dân tự trồng lúa
5 giờ trước
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang muốn tăng khả năng tự chủ sản xuất để giảm lượng nhập khẩu gạo.
Loại cây ví như 'vàng xanh', Việt Nam đang thống lĩnh thị trường thế giới: Vừa giữ rừng, vừa thu triệu đô
3 giờ trước
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu loại cây này. Cây được ví là "vàng xanh", giúp phủ xanh đất trống và làm giàu cho người dân.
‘Xe giá rẻ’ Kia Syros cho kết quả bất ngờ sau khi đâm thử: Điểm an toàn hàng top, người lớn, trẻ em đều được bảo vệ tốt
2 giờ trước
Dòng SUV mới nhất của Kia là Kia Syros vừa được chấm 5 sao an toàn tại Ấn Độ.
Có 500 triệu đồng mua gầm cao nào và đây là những mẫu xe đáng cân nhắc
2 giờ trước
Hyundai Venue, Omoda C5, Toyota Raize và Mazda CX-3 là những cái tên ở phân khúc gầm cao cỡ nhỏ phù hợp với một người cần mua xe với ngân sách khoảng 500 triệu đồng.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
49 phút trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam
39 phút trước
Theo Nghị định số 89/2025 ngày 13/4 của Chính phủ, từ nay các máy bay nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bao gồm máy bay được nhà chức trách hàng không Trung Quốc cấp hoặc công nhận.
Kia Carnival dọn kho bản máy xăng, giảm giá 120 triệu tại đại lý: Giá thực tế còn 1,639 tỷ đồng, khách mua phải đánh đổi bằng mẫu mã
35 phút trước
Phiên bản máy xăng của Kia Carnival mẫu cũ vẫn còn tồn ở đại lý và đang được giảm giá mạnh để dọn kho.
Thống kê này dễ khiến nhiều người ‘chột dạ’: Chủ xe Lexus phần lớn là ‘ông chú’, thu nhập thấp hơn người chơi BMW, Mercedes
13 giờ trước
Lexus đang đối mặt với một vấn đề nan giải: độ tuổi trung bình khách hàng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nghịch lý thay, doanh số của hãng lại liên tục tăng trưởng, phá vỡ kỷ lục trong năm 2024 và quý đầu năm 2025.
J&T Express đẩy mạnh các hoạt động phát triển bền vững trên mạng lưới toàn cầu
16 giờ trước
J&T Global Express Limited (hay được gọi là J&T Express hoặc J&T) vừa công bố Báo cáo Phát triển bền vững (ESG) 2024, ghi nhận những thành tựu đáng kể của tập đoàn này trong lĩnh vực môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, tăng cường quản trị doanh nghiệp và đổi mới công nghệ.