Mưa lớn hiếm gặp giữa tháng 4 ở miền Trung, cảnh báo sự bất thường

16/04/2020 16:06
(Dân Việt) Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai diễn ra cực đoan, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa ra chỉ thị yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai năm 2020.

Cụ thể, trong Chỉ thị do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường ký nêu rõ: Từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn ra cực đoan, bất thường gây thiệt hại lớn tại nhiều khu vực trong cả nước.

Điển hình là hạn hán xảy ra ở cả 3 miền; xâm nhập mặn vượt mức lịch sử tại Đồng bằng sông Cửu Long; mưa lớn kèm theo dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra liên tiếp tại miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, trong đó có đợt ngay trong đêm 30, sáng 01 Tết Nguyên đán; mưa lớn từ ngày 12-14/4 ở các tỉnh duyên hải miền Trung làm trên 19.500ha lúa bị ngập úng, gãy, đổ. Đây là hiện tượng hiếm gặp, báo hiệu sự bất thường, cực đoan của thiên tai. 

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thiên tai năm 2020 còn diễn biến phức tạp với khoảng 11-13 cơn bão trên biển Đông, trong đó có 05-06 cơn trực tiếp ảnh hưởng đến đất liền cùng với hạn hán, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất… đặc biệt là nguy cơ xuất hiện mưa, lũ đặc biệt lớn có thể xảy ra sau các đợt khô hạn kéo dài tương tự như các năm 2006, 2010 và 2016 vừa qua.

mua lon hiem gap giua thang 4 o mien trung, canh bao su bat thuong hinh anh 1

Mưa lớn hiếm gặp từ 12 - 14/4 ở miền Trung gây đổ ngã nhiều diện tích lúa. Ảnh: TTXVN.

Để chủ động phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Ban Chỉ đạo) yêu cầu Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN (Ban Chỉ huy) các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai một số nhiệm vụ.

Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trên cơ sở nhận định của các cơ quan dự báo trong nước và quốc tế, tổng hợp, phân tích, báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Chính phủ về các tình huống thiên tai lớn, đặc biệt lớn có thể xảy ra, cũng như các kịch bản ứng phó cụ thể, tránh để xảy ra bị động bất ngờ, gây hậu quả lớn dẫn đến thảm họa.

Đề xuất các giải pháp cần thiết trước mắt và lâu dài nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nâng cao năng lực theo dõi, giám sát diễn biến và đánh giá tác động của thiên tai đến các mặt của đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng để tiếp nhận và truyền tải thông tin được kịp thời, chính xác, đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ thường trực, trực ban, họp chỉ đạo điều ứng phó, cũng như tổ chức các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương đến hiện trường xảy ra thiên tai được hiệu quả.

Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các Bộ ngành, địa phương thực hiện đầy đủ nhiệm vụ về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ huy, chỉ đạo, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, không để chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

 Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai theo hướng chuyên trách, đảm bảo tập trung, thống nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Kiện toàn Ban Chỉ huy các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên; rà soát quy chế hoạt động và triển khai thực hiện một cách đầy đủ, trách nhiệm, hiệu quả; tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Chuẩn bị các phương án, kịch bản và sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, dự trữ thiết yếu tại các vùng miền, địa phương để triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại. Tổ chức cảnh báo, bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các ngầm tràn, các tuyến đường thường xuyên bị ngập sâu, chia cắt, cô lập.

 Khẩn trương kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý; đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống sạt lở, tiêu thoát nước, hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản...

Xác định các trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra; sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng, kể cả tình huống sự cố đê điều, hồ đập, xả lũ khẩn cấp. Quản lý chặt chẽ công tác vận hành hồ chứa, nhất là các hồ đã xảy ra sự cố, các hồ có nguy cơ cao, do tư nhân quản lý.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão hoặc có phương án bảo vệ an toàn các công trình đang thi công. Tăng cường quản lý, kiểm soát tàu thuyền, kiên quyết không để các tàu đánh bắt thủy, hải sản hết hạn đăng kiểm.

Rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản tại các khu vực dân cư có nguy cơ rủi ro cao khi xảy ra các tình huống thiên tai như: Bão, bão mạnh, mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,… nhất là đối với Nhân dân, khách du lịch tại các khu du lịch ven biển, trên các đảo và vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Chú trọng công tác thông tin phòng, chống thiên tai và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; đẩy mạnh hoạt động quỹ phòng chống thiên tai, xây dựng kế hoạch, triển khai thu và sử dụng theo đúng quy định, phát huy hiệu quả quỹ, tạo nguồn lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai của địa phương.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
2 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
43 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
3 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
31 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
55 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.111.480 VNĐ / tấn

197.00 JPY / kg

-0.81 %

- -1.60

Đường

SUGAR

11.918.263 VNĐ / tấn

21.37 UScents / lb

0.05 %

+ 0.01

Cacao

COCOA

194.637.426 VNĐ / tấn

7,694.00 USD / mt

7.25 %

+ 520.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

147.001.201 VNĐ / tấn

263.58 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.271.833 VNĐ / tấn

997.49 UScents / bu

-0.60 %

- -6.01

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.178.817 VNĐ / tấn

293.30 USD / ust

-0.61 %

- -1.80

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.799.665 VNĐ / tấn

46.26 UScents / lb

-3.91 %

- -1.88

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh cùng một mặt hàng, Việt Nam dự tính xuất ít hơn Thái Lan, nhưng bán được giá cao hơn hẳn
21 giờ trước
Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu hàng đầu.
Các "chiến thần livestream" thắng lớn, Phạm Thoại chốt gần 200.000 đơn dịp 11-11
22 giờ trước
Ngoài "chiến thần livestream" Phạm Thoại, nhiều phiên live của Hà Linh, Hằng Du mục, Bác sĩ Cung, Long Chun… cũng thu hút được lượt xem "khủng"
Vườn lan lớn nhất Đà Nẵng vào vụ Tết
22 giờ trước
Vườn lan lớn nhất Đà Nẵng những ngày này đang tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán 2025. Với hơn 200 nghìn gốc lan, các nhà vườn dự kiến sẽ cung cấp số lượng lớn hoa cho thị trường trong dịp Tết năm nay.
Giá cà phê tăng mạnh
1 ngày trước
Giá cà phê Robusta tăng 2,27%, chấm dứt chuỗi giảm 5 tuần liên tiếp; giá cà phê Arabica quay đầu tăng 4,28% sau hai tuần giảm liên tiếp trước đó.