Mua nhà bằng "công chứng vi bằng": Trắng tay vì mất cả nhà và tiền1

26/03/2020 09:30
(Dân Việt) Nhiều người khi có tài chính thấp, thường chọn phương án mua nhà sổ chung dưới hình thức giấy tay, lập vi bằng. Đến khi xảy ra tranh chấp, xây dựng trái phép thì nguy cơ mất tiền, mất nhà là rất lớn bởi vi bằng không có giá trị pháp lý trong mua bán nhà đất.

Nhiều năm qua, trên địa bàn TP.HCM cũng như các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai xuất hiện nhiều cá nhân tổ chức phân lô, xây hàng chục, thậm chí hàng trăm căn nhà trên đất trồng cây lâu năm rồi sau đó bán cho người mua dưới hình thức đồng sở hữu.

Để hợp thức hoá, những cá nhân này xin giấy phép xây dựng nhà trọ cho thuê rồi sau khi xây dựng xong thì bán cho người lao động thu nhập thấp dưới hình thức lập vi bằng, giấy viết tay. Thông qua việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất với hình thức vi bằng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua, các đối tượng lừa đảo, đầu nậu đất đai đã thu gom đất xây nhà, rao bán bằng thừa phát lại để trục lợi.

mua nha bang "cong chung vi bang": trang tay vi mat ca nha va tien hinh anh 1

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều khu dân cư tự phát, hàng chục căn nhà chung 1 sổ, được mua bán dưới hình thức giấy tay, lập vi bằng. Ảnh: V.D

Cụ thể, vừa qua UBND phường Tân Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã làm văn bản kiến nghị UBND Thành phố Dĩ An ra quyết định cưỡng chế, buộc khắc phục hậu quả đối với công trình xây dựng sai phép của bà Nguyễn Thị Hiệp tại khu phố Tân Phú.

Theo đó, thửa đất có diện tích 432,1m2 có mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm nhưng bà Nguyễn Thị Hiệp (SN 1981, ngụ tỉnh Bình Định) đã xin giấy phép xây dựng công trình nhà ở cho người lao động thuê (cấp 3) rồi sau đó “hô biến thành nhà ở thương mại, ký hợp đồng mua bán với nhiều khách hàng dưới hình thức lập vi bằng, giấy tay. Mỗi căn nhà được bán với mức giá từ 700 triệu đồng. 

Đã có nhiều nạn nhân đã “dính” vào nhà đất tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép khiến cuộc sống khó khăn khi mua nhà dưới dạng sổ chung, viết giấy tay lập vi bằng.

mua nha bang "cong chung vi bang": trang tay vi mat ca nha va tien hinh anh 2

Căn nhà được mua dưới dạng lập vi bằng vừa bị chính quyền phá dỡ do xây dựng sai phép. Ảnh: V.D

Anh Nguyễn Thế Đại (35 tuổi) làm việc tại KCN Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho biết: Vào cuối năm 2015, vợ chồng anh Tuấn có mua một ngôi nhà cấp 4 có diện tích 50m2 ở xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Căn nhà của anh Đại là một trong 16 căn nhà được chủ nhà xây dựng trên khu đất trồng cây rộng gần 1.000m2. Vì diện tích mỗi căn nhà đều nhỏ hơn quy định được tách sổ nên cả 16 căn đều chung một sổ đỏ.

Do căn nhà không có giấy tờ riêng nên anh Đại không thể làm hợp đồng công chứng và sang tên đổi chủ được nên anh Đại cùng chủ nhà chỉ ra văn phòng thừa phát lại trao tiền, lập vi bằng về việc giao dịch.

“Tôi cũng cẩn thận yêu cầu họ đưa tên mình vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà để thành người đồng sở hữu, họ đồng ý. Chúng tôi làm một bản phụ lục hợp đồng về việc này, người bán cam kết sau khi bán hết số nhà sẽ đưa tên của tất cả mọi người vào sổ. Yên tâm có bản vi bằng của thừa phát lại nên tôi cũng không quá sát sao vụ đưa tên vào sổ đỏ chung”, anh Đại nói.

Tuy nhiên, do một căn nhà trong dãy được mua đi bán lại nhiều lần nên chủ nhà vẫn chần chừ không đưa tên anh Đại vào sổ hồng đồng sở hữu.

Đến đầu năm 2017, gia đình anh Đại bất ngờ nhận được thông báo là toàn bộ khu đất bị ngân hàng siết nợ, vì chủ nhà đem thế chấp ngân hàng và mất khả năng trả nợ. Gia đình anh bị buộc phải ra khỏi nhà.

“Sau này tôi tìm hiểu kỹ thì thấy rằng, vi bằng của thừa phát lại chỉ ghi nhận việc giao dịch giữa gia đình tôi và chủ nhà. Vi bằng lập ra chỉ có giá trị khi chúng tôi tiến hành khởi kiện chủ nhà lừa đảo mình. Nhưng họ cũng phá sản rồi thì lấy đâu ra tiền mà đền chúng tôi. Đây là bài học đắt giá của chúng tôi nên mọi người phải cẩn thận”, anh Đại chia sẻ.

Nhiều luật sư nhận định, không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực và cho rằng tồn tại “vi bằng công chứng thừa phát lại”. Đây là cách hiểu hoàn toàn sai lầm.

Pháp luật không ghi nhận vi bằng công chứng thừa phát lại, chỉ có vi bằng do thừa phát lại lập và văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản khác nhau.

Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được thừa phát lại lập vi bằng nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức "lách luật", không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
8 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
32 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
15 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
56 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
19 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.