Mua nước nhà máy Sông Đuống gấp đôi Sông Đà: Ai chịu thiệt?

03/11/2019 01:20
Cuối thág 10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản giao Sở Tài chính phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giá nước sạch...

Cuối thág 10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản giao Sở Tài chính phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giá nước sạch. Việc mua nước giá gấp 2 lần các nhà cung cấp rồi đề xuất phương án tăng giá bán lẻ cho người dân cũng gặp phải những quan điểm gay gắt.

Giá mua nước sinh hoạt: Nơi cao - nơi thấp

Hiện giá nước sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội được tính theo Quyết định 38 của Thành phố, ban hành năm 2013. Thời điểm đó, Tp.Hà Nội quyết định tăng giá nước sinh hoạt trong 3 năm liên tiếp từ 2013-2015. Mỗi năm Hà Nội tăng giá nước một lần trong 3 năm liên tiếp.

Cụ thể, giá nước sinh hoạt (10 m3 đầu tiên) sau 3 năm tăng liên tiếp, đến năm 2015 có giá là 5.973 đồng/m3. Giá nước sinh hoạt từ trên 10m3 đến 20m3, năm 2015 có giá là 7.052 đồng/m3. Giá nước sinh hoạt từ 20 m3 đến 30m3, năm 2015 có giá là 8.669 đồng/m3. Giá nước sinh hoạt trên 30m3, năm 2015 có giá là 15.929 đồng/m3. Theo phương án tính lũy kế theo mức sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội chênh nhau tới 10.000 đồng/m3.

Nhà máy nước mặt Sông Đuống và Nhà máy nước mặt Sông Đà là hai đơn vị "bán sỉ" nước lớn nhất hiện nay cho Hà Nội. Dưới hai công ty này có nhiều công ty phân phối bán lẻ đến từng hộ dân. Hai đơn vị đều xử lý nước mặt của các con sông Đuống - sông Đà để cung cấp nước sạch sinh hoạt, sản xuất cho dân Hà Nội. Tuy nhiên, mức giá mua buôn nước của Hà Nội với hai đơn vị có độ chênh lệch lớn.

Nhà máy nước sạch sông Đuống được khởi công năm 2016, tổng công suất 300.000 m3/ngày đêm và tổng đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng. Dù dự án đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện và cấp nước nhưng Tp. Hà Nội khi đó đã ra văn bản mua nước với giá gấp 2 lần so với một số nhà cung cấp nước khác.

Văn bản 3310 của UBND Tp. Hà Nội ngày 6/7/2017 đã chấp thuận giá bán nước sạch tạm tính và lộ trình điều chỉnh giá nước cho dự án nhà máy nước sạch sông Đuống để triển khai thực hiện dự án nhà máy này.

Theo đó, giá nước sạch tối đa của nhà máy nước sạch sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT). Lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính.

"Sau khi nhà máy đi vào hoạt động cấp nước, giá nước sạch, nguyên tắc điều chỉnh giá nước sẽ căn cứ vào chính sách, pháp luật tại từng thời kỳ để thực hiện; giao Sở Xây dựng hoàn thiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước và ký kết với Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống thực hiện", văn bản do Phó chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản ký nêu rõ.

Trong khi đó, tại Quyết định phê duyệt phương án giá thành sản xuất, giá bán buôn nước sạch và phương án bù giá của công ty Công ty Nước sạch Vinaconex (nhà máy nước sạch sông Đà) được UBND Tp.Hà Nội đưa ra ở các mức: năm 2013: 4.612,22 đồng/m3; 2014: 4.658,90 đồng/m3; 2015: 4.726,54 đồng.

Lộ trình tăng giá thành giai đoạn từ năm 2013-2015 dao động từ -400 đồng/m3 cho đến + gần 200 đồng/m3. Lộ trình giá bán buôn nước sạch từ năm 2014-2016 cụ thể ở các mức từ 3.600-4.658,90-5.069,76 đồng/m3.

Như vậy, nhìn vào các quyết định này có thể thấy giá nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đà chưa bằng 1/2 so với giá bán của nước sạch sông Đuống.

Mua nước đầu vào của nhà máy nước sạch sông Đuống cao gần gấp 2 lần giá bán của nhà máy nước sông Đà, người chịu thiệt không chỉ là người dân mà Hà Nội cũng thêm gánh nặng giải quyết vấn đề kinh phí bù giá.

Mua nước của Sông Đuống, Hà Nội sẽ bù giá?

Tháng 6/2019, Hà Nội họp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty Cổ phần Viwaco (đây là các đơn vị mua buôn nước của rồi phân phối bán lẻ cho người dân Hà Nội) để xem xét điều kiện bù giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống.

Với giá mua buôn cao, cao hơn cả giá bán lẻ nước sinh hoạt hiện nay, Nhà máy nước sông Đuống vận hành tạo áp lực về tài chính vì phải bù giá. Nếu kéo dài, việc bù giá này có thể gây thâm hụt lượng tiền ngân sách của Hà Nội. 

Nhà máy nước sạch sông Đuống có công suất 300.000m3/ngày đêm, nếu tính nhà máy này vận hành mỗi ngày 100% công suất thì Hà Nội sẽ phải bù lỗ mỗi ngày 3 tỷ đồng. Nếu vận hành 50% công suất, thì Hà Nội bù lỗ khoảng 1,5 tỷ đồng/ngày.

Giá mua buôn của nhà máy nước sống Đuống là 10.264 đồng/m3 trong khi giá nước sạch tối thiểu hiện nay bán lẻ chỉ 5.973 đồng/m3. Như vậy, mỗi năm Hà Nội có thể phải bù lỗ lớn hơn nếu nhà máy Sông Đuống được vận hành tối đa công suất và giá bán lẻ nước không tăng.

Đối với nhà máy nước Sông Đà, theo báo cáo về hoạt động cấp nước bán buôn trên địa bàn Tp.Hà Nội, Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà cho biết, hiện công ty đang cung cấp nước sạch cho các đơn vị Viwaco và Hà Đông với giá bán 5.069,76 đồng/m3. Như vậy, với giá bán lẻ hiện nay, Hà Nội thu lãi nếu tiêu thụ nguồn nước của sông Đà.

Trong bài toán giá nước này, nếu Tp.Hà Nội chấp thuận tăng giá nước, doanh nghiệp là Công ty Nước sạch Sông Đuống được lợi nhất nhưng túi tiền của hàng triệu người tiêu dùng Hà Nội bị ảnh hưởng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
21 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
21 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
34 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
17 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
15 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.