Mua sắm trực tuyến tiềm ẩn nhiều rủi ro

09/04/2018 09:43
(NTD) - Mua sắm trực tuyến thông qua hình thức giao dịch thương mại điện tử giúp người tiêu dùng đạt được nhiều lợi ích như: Nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận thông tin, so sánh giá cả, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tiêu dùng.
ảnh
Mua sắm trực tuyến. (ảnh minh họa).

Các hành vi vi phạm

Phòng Bảo vệ người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) Bộ Công thương đã đưa ra đánh giá như trên, đồng thời khuyến cáo: Do bản chất đây không phải là hình thức mua sắm trực tiếp nên người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm.

Vì thế, rủi ro đầu tiên mà người tiêu dùng gặp phải là hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo.

Thứ hai, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm cũng là một vấn đề. Người tiêu dùng không thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Vì vậy, khi gặp người bán không có uy tín, người tiêu dùng sẽ có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thứ ba, trong một số trường hợp, người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro về thời gian giao hàng (giao hàng chậm); hàng nhận được bị vỡ, hỏng; mất hàng; chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán.

Cục QLCT cho biết, các khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào các nhóm hành vi cụ thể như sau:

Hành vi cung cấp thông tin trong giao dịch

Hàng nhận được không giống với quảng cáo (về hình dáng, tính năng, công dụng, thông số kỹ thuật...). Ví dụ: Người tiêu dùng đặt mua USB 256GB nhưng nhận được USB 128GB;

Thông tin sai về xuất xứ hàng hóa: Một số tổ chức, cá nhân bán những hàng hóa không có xuất xứ hoặc xuất xứ từ các quốc gia khác với các quốc gia được quảng cáo (ví dụ: Hàng xuất xứ Trung Quốc nhưng thông tin là hàng Nhật, Mỹ…).

Thông tin sai về giá cả: Doanh nghiệp đăng sai về giá để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế lại không có hàng hoặc có rất ít hàng hóa được bán với giá được quảng cáo.

Hành vi về cung cấp chứng từ giao dịch

Không cung cấp hóa đơn: Việc không cung cấp hóa đơn không chỉ thể hiện tổ chức, cá nhân kinh doanh không nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước mà nó còn khiến người tiêu dùng thiếu căn cứ, cơ sở khi muốn khiếu nại.

Các hành vi vi phạm khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

+ Giao thiếu hàng khuyến mãi: Trong một số trường hợp hàng hóa đã hết chương trình khuyến mãi nhưng tổ chức, cá nhân kinh doanh không điều chỉnh thông tin với mục đích tiếp tục thu hút người tiêu dùng. Sau đó, giao thiếu hàng khuyến mãi.

+ Giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại: Nhiều người tiêu dùng khiếu nại nhận hàng bị vỡ hoặc hư hỏng nhưng tổ chức, cá nhân từ chối hoặc đổ lỗi cho người tiêu dùng hoặc đơn vị vận chuyển.

+ Giao hàng chậm: Giao hàng chậm so với thời gian đã cam kết.

+ Hủy đơn hàng không lý do: Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh cố tình hủy đơn hàng đã được xác nhận trước đó để buộc người tiêu dùng phải đặt lại với giá cao hơn.

+ Rủi ro từ các tổ chức, cá nhân lừa đảo: Trong hoạt động thương mại điện tử, người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi rõ ràng nhất là khi giao dịch với các tổ chức cá nhân có chủ đích lừa đảo, đặc biệt là qua mạng xã hội như facebook, zalo… người tiêu dùng chỉ liên lạc qua điện thoại hoặc qua trang mạng xã hội. Khi trả tiền xong, người tiêu dùng không nhận được hàng hoặc nhận hàng hoàn toàn khác so với quảng cáo. Sau khi bán hàng, người bán lập tức chặn điện thoại, facebook của người mua… Thậm chí khi lượng người tiêu dùng khiếu nại lớn hoặc cơ quan quản lý vào cuộc, người bán lập tức bỏ số điện thoại, tài khoản facebook…

Khuyến cáo đối với người tiêu dùng

Để mua sắm trực tuyến thực sự là hình thức mua sắm mang lại nhiều tiện ích, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về hình thức mua sắm này.

Cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: Họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp trong thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể liên hệ để được hỗ trợ, tư vấn tại:

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương: Tổng đài 1800.6838 hoặc gửi đơn khiếu nại tới Sở Công thương các tỉnh, thành trên cả nước.

Anh Trinh - Thanh Hà

_NTD_So 424_In_Page_06
 

 

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
4 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
2 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
47 phút trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
58 phút trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
58 phút trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
21 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
22 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.