Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa

03/05/2024 06:30
Nông dân trồng vải ở Lục Ngạn, Bắc Giang đang trải qua những ngày buồn chưa từng có, bởi trong vài chục năm trong nghề, chưa bao giờ họ thấy vải mất mùa như thế!
Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 1

Ông Hoàng Văn Thời, người có thâm niên 40 năm trồng vải, cho biết chưa bao giờ thấy vải mất mùa như thế.

‘Kỷ lục’ buồn

Ông Thời thở dài kể, gia đình ông bắt đầu trồng cây vải từ năm 1986. Nhưng gần 40 năm qua, chưa bao giờ ông thấy hiện tượng vườn vải gần như hoàn toàn không ra trái như năm nay.

Theo ông Thời, với hơn 300 gốc vải đúng vụ, mỗi năm gia đình ông sẽ thu hoạch được khoảng 15 - 17 tấn quả vải, cho thu nhập khoảng gần 300 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay ông ước tính vải thu hoạch được chỉ tính bằng kg, chỉ đủ cho gia đình ăn và biếu anh em họ hàng.

“Không có tí hoa nào, toàn lộc non thôi, quanh vườn khó mà nhìn thấy bóng dáng của quả”, ông Thời buồn bã nói.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 2

Những gốc cây vải gần 40 năm tuổi mới bị ông Thời chặt hạ nằm chổng chơ ở góc vườn.

Theo ông Thời, thời điểm này hằng năm, mọi thành viên trong gia đình ông sẽ rất bận rộn chăm sóc cây vải, tưới phân, phun thuốc để bảo vệ cây, thúc quả ra nhiều, đạt chất lượng ngon nhất có thể. Thậm chí, có lúc ông phải thuê thêm người làm do lượng công việc quá nhiều.

“Năm nay ra vườn cũng không có việc để làm, thay vì chuẩn bị cho thu hoạch, tôi chỉ đành bấm tỉa lại cành cây để mong chờ vào vụ mùa năm sau. Cả năm trông chờ vào vụ vải với hy vọng kiếm thêm được vài trăm triệu nhưng giờ thì xác định mất trắng rồi” , ông Thời buồn bã nói.

Không chỉ riêng vườn vải của ông Thời mà gần như các vườn vải trong khu vực cũng đều trong tình trạng không có quả, mỗi vườn chỉ lác đác vài cây có dấu hiệu cho trái.

Nguyên nhân khiến cây vải không kết trái, theo kinh nghiệm của ông Thời và những người nông dân tại huyện Lục Ngạn là do thời tiết năm nay bất thường. “Mùa đông năm nay ấm, không có các đợt rét kéo dài. Thời điểm cây ra hoa, thời tiết lại xuất hiện mưa nhiều khiến hoa bị chột, thúc đẩy lộc non phát triển, hoa không thể phát triển phôi thành quả” , ông Thời nói.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 3
Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 4

Nguyên nhân khiến cây vải không kết trái là do thời tiết năm nay bất thường.

Ông Ngô Văn Liên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thanh Hải cho biết trên địa bàn xã Thanh Hải hiện nay, sản lượng vải giảm tới 80-90% so với năm ngoái, nhiều vườn gần như mất trắng.

“Năm 2023, gần 50 ha của HTX thu về hơn 400 tấn quả vải, nhưng năm nay chỉ được 10-20% so với chỗ đó. Nhiều doanh nghiệp đã đến ký hợp đồng hợp tác thu mua từ trước khi cây ra hoa, nhưng hiện nay thấy cây không ra quả, mất mùa, đành chấp nhận hủy bỏ hợp đồng ”, ông Liên nói.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 5

Sản lượng vải tại xã Thanh Hải giảm tới 80-90% so với năm ngoái, nhiều vườn gần như mất trắng.

Theo ông Liên, trong vài chục năm trồng cây vải, đây là lần đầu tiên người dân xã Thanh Hải thấy hiện tượng cây vải không ra hoa như thế. Do đó, người dân cũng không có kinh nghiệm để xử lý hay khắc phục tình trạng này.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 6

Trong vài chục năm trồng cây vải, đây là lần đầu tiên người dân xã Thanh Hải thấy hiện tượng cây vải không ra hoa.

Trong khi đó, sở hữu hơn 200 gốc vải, nhiều năm nay được lựa chọn để làm mô hình sản xuất vải hữu cơ xuất khẩu đi nước ngoài, ông Vũ Văn Mến (xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn) cho biết, dù đã làm mọi cách để cứu hoa của cây vải nhưng sản lượng quả của vườn ông vẫn sụt giảm tới 50%.

Theo ông Mến, ngay sau khi nhận thấy tình hình thời tiết biến đổi khác thường, ông đã phun các loại thuốc trị bệnh cho cây. Tuy đã làm đủ mọi cách để giữ hoa nhưng vẫn không thể giúp cây đạt sản lượng tốt như mong muốn.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 7

Dù đã làm mọi cách để cứu hoa của cây vải nhưng sản lượng ra trái của vườn ông Vũ Văn Mến vẫn sụt giảm tới 50%.

“Thời điểm cây ra hoa rất quan trọng, tôi thường xuyên phải bón thêm các loại phân, chất dinh dưỡng để chăm sóc. Năm nay khi cây đang ra hoa, thời tiết liên tục xuất hiện mưa nhỏ kéo dài, chất axit trong nước mưa khiến hoa bị thui chột, không phát triển. Dù đã đề phòng, liên tục tưới nước để rửa cây với mong muốn giữ lại hoa nhưng thực tế lượng hoa chỉ còn đạt được 50%”, ông Mến chia sẻ.

Theo ông Mến, là nhà vườn đáp ứng điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, ông phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp chăm sóc cây sạch, đạt chuẩn. Do đó, mỗi mùa vải ông mất tới hơn 70 triệu đồng cho chi phí mua phân bón.

Việc sản lượng xuống thấp sẽ làm thu nhập giảm, trong khi chi phí bỏ ra lại cao khiến cho mùa vải năm nay với ông gần như không có lãi.

“Với những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn quả vải khi thu hoạch, tôi phải bỏ công sức đi học hỏi kinh nghiệm ở các vùng trồng vải khác, đồng thời sử dụng các loại phân bón được nhập khẩu từ Mỹ. Trong khi các nhà vườn khác có tiêu chuẩn thấp hơn sẽ chỉ phải đầu tư khoảng 10 triệu đồng tiền phân bón thì tôi phải đầu tư tới hơn 70 triệu. Chưa kể chi phí nhân công chăm sóc, thu hoạch…

Nếu giá vải năm nay không được thu mua cao thì khả năng không có lãi là chắc chắn” , ông Mến nói.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 8

Chỉ một số ít cây vải có tỷ lệ ra quả.

Nghìn tỷ đồng bốc hơi

Trả lời VTC News , ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bắc Giang cho biết, tình hình sản xuất vải thiều năm 2024 trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, do điều kiện thời tiết không thuận lợi vào thời kỳ phân hóa mầm hoa, đặc biệt đối với loại vải thu hoạch chính vụ.

Ông Tặng dự báo, sản lượng vải thiều năm 2024 sẽ giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 50% so với năm ngoái.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 9

Sản lượng vải thiều Bắc Giang từ năm 2021 đến nay. (Đồ họa: Công Hiếu)

Theo ông Tặng, nguyên nhân khiến tỷ lệ ra hoa của cây vải thấp là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, các đợt rét đậm đến muộn, làm ảnh hưởng đến quá trình phân hóa mầm hoa, ra hoa của cây vải đặc biệt là trà vải chính vụ.

“Ngoài ra, đã 3 năm liền (2021 - 2023) vải thiều Bắc Giang được mùa liên tiếp, do đó đối với những vườn không được chăm sóc tốt và bón phân đầy đủ, đúng thời điểm, sẽ dẫn đến cây bị suy kiệt, không ra đủ các đợt lộc, đặc biệt đối với vườn cây vải lâu năm từ 20-30 năm tuổi. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa của cây”, ông Tặng nói.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 10

Trong khi đó, ông Lưu Anh Đức, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết, mùa vụ 2024, huyện Lục Ngạn xây dựng kế hoạch sản lượng vải thu hoạch là 98.500 tấn, tuy nhiên với tình hình hiện tại, sản lượng ước tính chỉ đạt được hơn 40.000 tấn.

“Sản lượng giảm song song với đó là tiền thu từ vải cũng giảm. Thực tế so với 2023 có thể giảm tới 70%, doanh thu giảm mất khoảng 3.000 tỷ đồng. Việc này ảnh hưởng nặng nề tới chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện” , ông Đức cho biết.

Mùa vải buồn ở Bắc Giang, mất nghìn tỷ đồng vì cây ‘chột’ hoa - Ảnh 11

Ngoài vườn vải vắng bóng người dân chăm bón do mất mùa lịch sử.

Theo ông Đức, hiện nay các giống vải trên địa bàn được chia thành 2 loại là trà vải sớm và trà vải chính vụ. Thời gian thu hoạch dự kiến từ ngày 20/5 đến 30/7, trong đó trà vải sớm thu hoạch từ 20/5 - 15/6, vải chính vụ thu hoạch từ 10/6 trở đi.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
4 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
4 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
5 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
5 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
6 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.971.408 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

230.958.870 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.723.848 VNĐ / tấn

302.83 UScents / lb

0.08 %

+ 0.25

Gạo

RICE

17.456 VNĐ / tấn

15.09 USD / CWT

0.52 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.210.583 VNĐ / tấn

986.04 UScents / bu

0.26 %

+ 2.54

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.245.756 VNĐ / tấn

294.25 USD / ust

0.79 %

+ 2.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
7 giờ trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
11 giờ trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
Nuôi con đặc sản hiền như đất, chỉ mê ăn thứ rẻ tiền, chàng trai 8x thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từ một nông dân với niềm đam mê chăn nuôi, anh Huỳnh Ngọc Hội đã quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sự nỗ lực sau nhiều lần thất bại đã giúp anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
1 ngày trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.