Trường hợp nào được mua BHYT tự nguyện?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014), Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Theo đó, căn cứ Chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Bảo hiểm y tế chỉ bắt buộc với một số nhóm đối tượng nhất định. Cụ thể, sẽ có hai hình thức tham gia Bảo hiểm y tế là tự nguyện và bắt buộc. Trong đó, BHYT bắt buộc được áp dụng đối với:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng
Như vậy, khi không thuộc các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nêu trên thì việc mua BHYT là dựa trên sự tự nguyện.
Mức đóng BHYT tự nguyện năm 2023 là bao nhiêu?
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể về mức đóng BHYT. Theo đó, khi cá nhân tham gia BHYT tự nguyện thì sẽ được xem là tham gia theo đối tượng hộ gia đình theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Lúc này mức đóng BHYT tự nguyện được áp dụng theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Lưu ý, việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 là được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở. Do năm 2023 lương cơ sở dự kiến sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP) lên 1.800.000 đồng/tháng (căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15) nên việc tính mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ có sự thay đổi như sau: